• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thời hạn biệt phái công chức không quá 3 năm

(Chinhphu.vn) - Thời hạn biệt phái công chức không quá 3 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Công chức được cử biệt phái vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.

26/09/2018 07:02

Ông Ngô Mạnh (tỉnh Hà Tĩnh) đang giữ chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện thì có quyết định biệt phái về làm Chủ tịch UBND xã, tiền lương, phụ cấp chức vụ và các chế độ chính sách hưởng tại UBND huyện.

Tháng 5/2018, UBND huyện có quyết định bổ nhiêm Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường mới thì ông bị thôi hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng. Mặt khác, ông được biệt phái làm Chủ tịch UBND là xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Ông Mạnh hỏi, ông không được hưởng phụ cấp Trưởng phòng Tài nguyên môi trường nữa thì có được hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch UBND xã 0,25 không? Nếu được hưởng thì UBND xã hay UBND huyện chi trả? Phụ cấp ưu đãi được UBND xã trả hay UBND huyện trả cùng kỳ lương?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (có hiệu lực từ ngày ngày 1/5/2010, tình trạng còn hiệu lực), việc biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách; Để thực hiện công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian nhất định; Thời hạn biệt phái công chức không quá 3 năm. Đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được biệt phái đến và vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị cử công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái, có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được cử biệt phái.

Chế độ, chính sách đối với công chức được biệt phái: Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái, trong đó có Khoản 1 đã được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP, như sau: Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.

Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 6 tháng.

Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.

Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Nếu sự việc đúng như ông Ngô Mạnh phản ánh, ông là công chức đang giữ chức vụ Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của một huyện thì được quyết định biệt phái về làm Chủ tịch UBND xã. Chế độ chính sách đối với trường hợp ông Mạnh trong thời gian được cử đi biệt phái thực hiện như sau: Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP thì, trong thời gian được cử biệt phái làm Chủ tịch UBND xã, ông Ngô Mạnh vẫn thuộc biên chế của UBND huyện là cơ quan cử ông đi biệt phái. Cơ quan cử ông Mạnh biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho ông khi hết thời hạn biệt phái và có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của ông Mạnh trong thời gian được cử biệt phái.

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP thì, khi ông Mạnh được biệt phái đến làm Chủ tịch UBND xã là địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.

Việc UBND huyện bổ nhiệm Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường mới, thay thế vị trí ông Ngô Mạnh trong thời gian được cử đi biệt phái không phải là căn cứ để thôi trả phụ cấp trưởng phòng đối với ông Mạnh, bởi theo tại Khoản 3 Điều 37, UBND huyện có trách nhiệm trả lương, phụ cấp chức vụ đang hưởng và bảo đảm các quyền lợi khác của ông Mạnh trong thời gian được cử biệt phái. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP thì, trường hợp phải chuyển ngạch, thôi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang giữ, thôi hưởng phụ cấp chức vụ đang hưởng chỉ áp dụng đối với trường hợp công chức được điều động, luân chuyển; không áp dụng đối với trường hợp công chức được biệt phái.

Do UBND huyện có trách nhiệm trả lương, phụ cấp đang hưởng và bảo đảm các quyền lợi khác của ông Mạnh trong thời gian được cử biệt phái, nên ông Mạnh tiếp tục hưởng phụ cấp trưởng phòng trong thời gian biệt phái mới đúng quy định.

Do ông Mạnh là công chức được hưởng phụ cấp chức vụ đang giữ ở cơ quan trước khi cử đi biệt phái, nên trong thời gian biệt phái làm Chủ tịch UBND xã, ông Mạnh tiếp tục được hưởng phụ cấp chức vụ  trưởng phòng ở cơ quan cử đi biệt phái, không hưởng phụ cấp chức vụ Chủ tịch UBND xã.

Trách nhiệm chi trả chế độ chính sách đối với ông Mạnh trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP là cơ quan cử ông Mạnh đi biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.