• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thông điệp về triết lý tăng trưởng mới

(Chinhphu.vn) - Bài viết ““Thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ ngày 31/7/2011 vừa nêu nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2016, vừa là thông điệp đầu nhiệm kỳ.

02/08/2011 10:30

Đây là bài viết có nhiều nội dung lý luận và thực tiễn sâu sắc. Một trong những nội dung đó là triết lý tăng trưởng mới.

Triết lý tăng trưởng mới, theo Thủ tướng, đó là tăng trưởng dựa trên sức cạnh tranh. Đây là cấp độ cao hơn của công cuộc đổi mới (người viết nhấn mạnh).

Công cuộc đổi mới lần thứ nhất- công cuộc đổi mới có tính mở đường- đã làm cho nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, nền kinh tế mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường, định hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thể chế kinh tế thị trường đã cơ bản được hình thành, các loại thị trường từng bước phát triển…

Tuy nhiên, có nhiều nội dung của kinh tế thị trường cần phải được làm rõ hơn, bởi trong thời gian qua và cho đến nay, sức sản xuất của các thành phần kinh tế chưa được giải phóng triệt để, các nguồn lực của xã hội chưa được khai thác đầy đủ. Mục tiêu của các chủ thể trên thị trường là hiệu quả, là lợi nhuận. Động lực của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể trên thị trường mới bộc lộ điểm mạnh (lợi thế) và điểm yếu (bất lợi thế), từ đó mà phát huy lợi thế, khắc phục bất lợi thế.

Lợi thế, bất lợi thế cần được xét trên nhiều mặt. Không chỉ xét ở trạng thái tĩnh mà cả ở trạng thái động. Không chỉ so sánh về thời gian (mình so với mình- tuy rất quan trọng, nhưng mới chỉ là “biết ta” trong cạnh tranh và dễ phát sinh tâm lý chủ quan, thỏa mãn), mà quan trọng hơn là so sánh theo không gian, tức là so với các đơn vị ở trong nước và nước ngoài (như thế mới “biết người” thì trong cạnh tranh mới trăm trận, trăm thắng). Không chỉ so sánh về số lượng (dân số, lao động, sản lượng, GDP…) mà quan trọng hơn là về chất lượng, hiệu quả (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận, công nợ…)… Luôn luôn so sánh, từ đó rà soát điểm mạnh, yếu là việc làm thường xuyên và cần được đặc biệt quan tâm.

Trong môi trường cạnh tranh, các chủ thể trên thị trường buộc phải khắc phục các bất lợi thế, phát huy các lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh. Vì lợi thế cạnh tranh được so sánh trong trạng thái động, so sánh toàn diện, nên các chủ thể trên thị trường luôn luôn tìm cách tạo lập lợi thế cạnh tranh mới nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học- công nghệ mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường ở trong nước và nước ngoài, từ đó mà phát triển sản xuất kinh doanh.

Lấy cạnh tranh là động lực của tăng trưởng trong kinh tế thị trường cũng đồng nghĩa với việc hạn chế đối đa độc quyền kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thủ tướng coi đây là hai mặt của một quá trình không thể tách rời. Các chuyên gia coi độc quyền là “kẻ thù” của cạnh tranh và độc quyền tiêu diệt cạnh tranh. Ở đây tồn tại một thực tế là ứng xử với doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác như thế nào, nhất là trong những ngành, nghề mà tính độc quyền còn cao, dễ bị lạm dụng. kinh tế thị trường là cùng một sân chơi; không thể ra sân chơi chung nhưng đã “chấm” cho người thắng, kẻ thua.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, có 4 việc phải làm.

Một, đẩy mạnh cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực theo kế hoạch đã xác định, nhưng đã bị chậm trong vài năm nay do phải ứng phó với khó khăn, thách thức liên tiếp xảy ra, do việc thực hiện ở một số ngành, một số địa phương chưa quyết liệt.

Hai, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp  phi lý còn tồn tại trên thực tế; các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cần phải được minh bạch theo các chuẩn mực, tiêu chí của các công ty đang đăng ký trên thị trường chứng khoán.

Ba, cần xác định rõ những ngành, nghề mà tính độc quyền còn cao để vừa hạn chế tình trạng lạm dụng độc quyền, vừa có chính sách và giải pháp phù hợp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường là tất yếu khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng đa dạng hóa sở hữu lại có tác dụng tạo tiền đề cho cạnh tranh, hạn chế độc quyền.

Bốn, một vấn đề tất yếu được đặt ra tiếp theo là phải đổi mới cơ chế thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng cơ quan hoạch định chính sách không đồng thời thực hiện chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Ngay cả trong hoạt động của mình, nhà nước cần chuyển mạnh từ điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển, tức là xây dựng quy hoạch; tạo môi trường cạnh tranh; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an toàn hệ thống.

Vì vậy, theo Thủ tướng, “Một tiêu chí quan trọng đo lường sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường là mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ”.

Minh Ngọc