Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cụ thể, tại Công văn số 8886/VPCP-CN ngày 30/12/2022, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thống nhất phương án nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ, bảo đảm đầu tư các dự án giao thông đường bộ có nhu cầu cấp bách trong thời gian sớm nhất, theo đúng quy định pháp luật.
Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, do VEC làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đã đưa vào khai thác từ năm 2016. Từ đó đến nay, lượng xe trên cao tốc này tăng trung bình khoảng 10,45%/năm. Hiện nay, đoạn từ nút giao An Phú đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài gần 21km) đã mãn tải bốn làn xe, nhu cầu vận tải vượt 25% so với năng lực thông hành của đường…
Với quy mô bốn làn xe hiện tại, 21km cao tốc nói trên không đáp ứng được nhu cầu vận tải, đặc biệt khi sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào khai thác. Do vậy, đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là rất cần thiết và cấp bách.
Bộ Giao thông vận tải đã giao VEC nghiên cứu các phương án đầu tư của dự án này.
Phương án 1: Sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn vay nước ngoài (vốn ODA, vốn vay ưu đãi).
Phương án 2: Đầu tư theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT.
Phương án 3: Nhượng quyền đầu tư.
Vũ Phương Nhi