• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục cải chính thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn

(Chinhphu.vn) - Chú của bà Kiều Giang (Lào Cai) là ông N.V.C. có bán một mảnh đất cho người khác. Hai bên đến văn phòng công chứng, lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do giấy tờ của ông C. không thống nhất năm sinh nên văn phòng công chứng không thực hiện việc công chứng hợp đồng.

27/05/2025 10:02

Giấy đăng ký kết hôn cấp năm 1987 ghi ông C. sinh năm 1965, toàn bộ giấy tờ khác xác lập sau khi đăng ký kết hôn lại ghi năm sinh 1964. Do vậy, ông C. đã làm đơn gửi Công an tỉnh, được xác nhận: "Giấy chứng minh nhân dân (CMND) cấp lần 1 vào năm 1982 ghi ông N.V.C. sinh năm 1965 và CMND cấp lần 2 vào năm 2003 ghi ông sinh năm 1964. Ông N.V.C. sinh năm 1964 và ông N.V.C. sinh năm 1965 nêu trên là một người".

Tuy nhiên, phía văn phòng công chứng vẫn yêu cầu thông tin năm sinh của ông C. trên Giấy đăng ký kết hôn phải thống nhất với năm sinh trên các giấy tờ khác mới đủ điều kiện công chứng hợp đồng.

Ông C. đến Phòng Tư pháp thành phố đề nghị cải chính thông tin về năm sinh trên Giấy đăng ký kết hôn thì được trả lời phải có giấy tờ chứng minh ông C. sinh năm 1964 cấp trước thời điểm đăng ký kết hôn (năm 1987).

Ông C. về UBND xã nơi khai sinh và được trả lời là không còn lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh.

Bà Giang hỏi, chú của bà muốn cải chính trên Giấy đăng ký kết hôn là sinh năm 1964 cho đồng nhất với các thông tin hiện tại thì phải làm như thế nào?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

Tại khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định, cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định: Điều kiện để cải chính thông tin cá nhân trong bản chính Giấy đăng ký kết hôn là khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn: Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác. Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trường hợp ông N.V.C., năm 1987 cùng vợ đăng ký kết hôn, trên Giấy đăng ký kết hôn ghi ông sinh năm 1965, nhưng thực tế ông sinh năm 1964. Còn giấy tờ khác như: Chứng minh nhân dân cấp năm 2003, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đều ghi ông C. năm sinh là 1964. Đây là nguyên nhân ông C. gặp vướng mắc khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng).

Để có căn cứ yêu cầu cơ quan hộ tịch cải chính thông tin về năm sinh ghi trên Giấy đăng ký kết hôn cấp năm 1987 là có sai sót khi đăng ký, ông C. cần xuất trình Giấy đăng ký khai sinh bản chính, bản sao hợp lệ ghi ông C. sinh năm 1964.

Trường hợp mất Giấy đăng ký khai sinh bản chính, hoặc không còn bản sao hợp lệ, mà nơi đăng ký khai sinh không còn lưu sổ gốc thì ông C. cần đến UBND nơi cấp Giấy khai sinh lần đầu, hoặc đến UBND cấp xã nơi cư trú hiện nay thực hiện thủ tục đăng ký lại việc sinh, cấp lại Giấy đăng ký khai sinh ghi thông tin về năm sinh 1964.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 16/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có bản sao giấy khai sinh hợp lệ, thì các giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

- Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

- Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

- Bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận, chứng chỉ, học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

- Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật.

Khi ông N.V.C. được cấp lại Giấy đăng ký khai sinh ghi năm sinh 1964, đúng với năm sinh của ông, thì ông C. tiến hành thủ tục cải chính Giấy đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 3 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến UBND nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.