• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục đầu tư dự án sản xuất, gia công cơ khí

(Chinhphu.vn) - Công ty ông Lương Thái Anh (TPHCM) thay mặt nhà đầu tư nước ngoài có quan tâm và dự định đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bình Dương (nằm ngoài khu công nghiệp), có dự án đầu tư về sản xuất và gia công sản phẩm cơ khí.

11/01/2023 09:02

Khi thực hiện đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có kế hoạch triển khai và bổ sung mục tiêu đầu tư tương ứng với 14 ngành, nghề kinh doanh vào công ty gồm:

1. Sản xuất các cấu kiện kim loại (VSIC: 2511);

2. Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại (VSIC: 2512);

3. Sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng (VSIC: 2593);

4. Sản xuất đồ dùng bằng kim loại cho nhà bếp, nhà vệ sinh và nhà ăn (VSIC: 2599);

5. Sản xuất sản phẩm khác còn lại bằng kim loại chưa được phân vào đâu (VSIC: 2599);

6. Sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung (VSIC: 2815);

7. Sản xuất các thiết bị nâng, hạ và bốc xếp (VSIC: 2816);

8. Sản xuất máy thông dụng khác (VSIC: 2819);

9. Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp (VSIC: 2821);

10. Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (VSIC: 2825);

11. Sản xuất máy chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu (VSIC: 2829);

12. Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác (VSIC: 2930);

13. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng kim loại (VSIC: 3100);

14. Sản xuất khác chưa được phân vào đâu (VSIC: 3290).

Qua tra cứu các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, công ty ông Thái Anh hiểu rằng các mục tiêu đầu tư tương ứng với 14 ngành, nghề kinh doanh nêu trên không thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và các nghĩa vụ về môi trường liên quan khi nhà đầu tư nước ngoài triển khai đầu tư.

Tuy nhiên, công ty định đầu tư hiện kinh doanh trên địa bàn thuộc danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường theo Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 do UBND tỉnh Bình Dương ban hành.

Ông Thái Anh hỏi, việc bổ sung các mục tiêu đầu tư tương ứng với 14 ngành, nghề kinh doanh nêu trên có làm phát sinh các thủ tục, nghĩa vụ môi trường tại thời điểm bổ sung ngành, nghề kinh doanh tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bổ sung mục tiêu đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tại thời điểm tiến hành sản xuất kinh doanh các ngành, nghề mới đối với công ty TNHH một thành viên 100% vốn nước ngoài hay không? Chi tiết các thủ tục, nghĩa vụ cần thực hiện?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường.

Việc phân loại dự án đầu tư được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định cụ thể tại Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Việc tiếp nhận dự án mới vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện theo quy định của Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Chinhphu.vn