• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục hỗ trợ phụ nữ nghèo sinh con đúng chính sách dân số

(Chinhphu.vn) – Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

30/10/2015 16:00

Theo quy định tại Nghị định 39/2015/NĐ-CP, phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/người. Thời điểm hỗ trợ được tính từ tháng đầu sau khi sinh con thuộc đối tượng được hỗ trợ. Tiền hỗ trợ được cấp trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ. 

Về nội dung này, dự thảo Thông tư hướng dẫn cụ thể: Đối tượng được hưởng hỗ trợ lập 1 bộ hồ sơ xét hưởng chính sách hỗ trợ gồm 1 bản Tờ khai của người hưởng chính sách hỗ trợ lập theo mẫu; 1 bản sao của một trong những giấy tờ sau: Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của người làm chứng (nếu sinh ngoài cơ sở y tế) hoặc giấy cam đoan về việc sinh con là có thực (nếu không có người làm chứng).

Trình tự, thủ tục giải quyết

Người hưởng chính sách hoặc thân nhân của người hưởng chính sách nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 1 bộ hồ sơ theo quy định cho UBND cấp xã.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến), UBND cấp xã thẩm định hồ sơ.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc Sổ công văn đến, UBND cấp xã xác nhận đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ gửi danh sách theo mẫu kèm theo hồ sơ của người hưởng chính sách hỗ trợ về UBND cấp huyện thông qua Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hoặc cơ quan thực hiện công tác dân số cấp huyện.

Sau khi tổng hợp hồ sơ đủ điều kiện, UBND cấp xã có văn bản thông báo cho người đứng tên Tờ khai để biết.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình hoặc cơ quan thực hiện công tác dân số cấp huyện tiếp nhận danh sách và hồ sơ của người hưởng trợ cấp do UBND cấp xã lập; phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu với danh sách hộ nghèo; thẩm định hồ sơ người hưởng chính sách hỗ trợ; tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ và chuyển cho UBND xã cấp phát tiền.

9 đối tượng được hỗ trợ

Theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP, đối tượng hỗ trợ là phụ nữ dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Sinh một hoặc hai con; 2- Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 3- Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; 4- Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; 5- Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; 6- Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; 7- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); 8- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống; 9- Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Thanh Hoài