• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục nhận hỗ trợ với lao động tự do và lao động có hợp đồng

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Khánh Ngọc (TP. Đà Nẵng) là người gốc tỉnh Thừa Thiên Huế vào TP Đà Nẵng làm việc tại nhà hàng, đã thất nghiệp 2 tháng nay do dịch COVID-19. Bà Ngọc ở trọ, không về quê được vì không có tiền nộp nếu đi cách ly, hơn nữa sợ mang bệnh về quê.

23/08/2021 07:20

Chủ nhà trọ không làm giấy tạm trú cho bà vì bà mới chuyển đến nhà trọ. Bà Ngọc hỏi, nhân viên nhà hàng như bà có được hưởng hỗ trợ không?

Do câu hỏi của bà Ngọc không đầy đủ thông tin nên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Nếu người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) thì tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 quy định: Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác. Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Vì vậy, bà Ngọc và các công dân thuộc đối tượng lao động tự do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cần liên hệ chính quyền địa phương để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

Nếu người lao động có giao kết hợp đồng lao động: Đề nghị bà Ngọc và người lao động đối chiếu các trường hợp được hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì thông báo đến người sử dụng lao động hoặc tự mình tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để được hỗ trợ.

Chinhphu.vn