• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thủ tục triển khai dự án BOT nâng cấp, mở rộng

(Chinhphu.vn) - Một số dự án BOT lĩnh vực giao thông trên địa bàn tỉnh của ông Nguyễn Phạm Thanh Huy được triển khai từ những năm đầu 2000 đã quá tải và cần đầu tư phần mở rộng để đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội.

01/05/2025 11:02

Theo đó, tỉnh đã và đang nghiên cứu phương án đầu tư phần nâng cấp, mở rộng các dự án BOT giao thông hiện hữu như phần phát sinh của hợp đồng đã ký kết trước đây và tính toán lại 1 phương án tài chính.

Tuy nhiên, do dự án đã được triển khai từ giai đoạn đầu những năm 2000, việc tính toán 1 phương án tài chính tổng hợp cho phần phát sinh và hiện hữu chưa được hướng dẫn chi tiết tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan.

Đồng thời, nhà đầu tư hiện hữu của các dự án BOT nêu trên đề xuất phương án quy đổi giá trị đã thực hiện ở các hợp đồng hiện hữu từ những năm đầu 2000 về năm 2024 và tính vào tổng vốn đầu tư của dự án để làm cơ sở tính toán phương án tài chính. Do việc quy đổi giá trị dòng tiền và phương pháp tính toán phương án tài chính tổng hợp chưa được quy định và hướng dẫn tại pháp luật về PPP.

Ông Huy đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về việc tính toán phương án tài chính như đã nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) có ý kiến như sau:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 và điểm c khoản 1 Điều 24 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, một trong các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án là quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án.

Về vấn đề này, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 48 của Luật Đường bộ năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), đối với dự án đã được đầu tư theo ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhà đầu tư về việc mở rộng, nâng cấp đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác nâng cấp thành đường cao tốc theo một trong các phương án:

- Nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư để mở rộng, nâng cấp;

- Nhà nước tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp theo phương thức đối tác công tư.

Trường hợp thỏa thuận được với nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP và tổ chức đàm phán với nhà đầu tư hiện hữu để điều chỉnh hợp đồng.

Do vậy, trường hợp dự án có đề xuất nâng cấp, mở rộng quy mô đường cao tốc hoặc đường bộ đang khai thác, đề nghị thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án đầu tư theo quy định của Luật PPP.

Trường hợp cần thiết, đề nghị ông Huy trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn chi tiết về phương án tài chính của dự án.

Chinhphu.vn