• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

‘Thủ tướng phân cấp mạnh nhất, triệt để nhất cho TPHCM’

(Chinhphu.vn) – Chia sẻ quan điểm của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong “Thành phố lâu nay được giao nhiệm vụ đầu tàu cả nước nhưng cơ chế vẫn như với toa tàu”, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đã có kết luận, quyết định phân cấp mạnh nhất, triệt để nhất cho Thành phố.

21/10/2016 17:45
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Phan Hoàng
Như tin đã đưa, ngày 21/10, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP dẫn đầu đã kiểm tra UBND TPHCM nhằm đôn đốc các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao, nắm bắt các vướng mắc.

Tính từ đầu năm tới ngày 10/10, Thành phố được Chính phủ, Thủ tướng giao 171 nhiệm vụ, đã hoàn thành 135 nhiệm vụ (trong đó hoàn thành đúng hạn 129 nhiệm vụ, hoàn thành nhưng quá hạn 6 nhiệm vụ); còn 36 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong đó có 23 nhiệm vụ còn trong hạn, 13 nhiệm vụ quá hạn).

Giải trình 13 nhiệm vụ chậm trễ

Trong số 13 nhiệm vụ bị chậm trễ, Tổ trưởng Tổ công tác yêu cầu trước hết Thành phố phải giải trình về việc thực hiện thí điểm lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm trực thuộc UBND Thành phố. Trước đó, chính TP Hồ Chí Minh đã đề xuất vấn đề này và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Lê Thanh Liêm, hiện Thành phố đã xây dựng xong đề án, đang xin ý kiến các bộ liên quan như Nội vụ, Công Thương, NN&PTNT. Khi Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng hỏi thời hạn cụ thể, ông Liêm khẳng định sẽ trình trong tháng 10.

Về việc chậm báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, ông Lê Thanh Liêm khẳng định đã thực hiện quyết liệt Nghị quyết, nhưng chậm báo cáo. Thành phố cam kết hạn cuối cùng để báo cáo Thủ tướng là 24/10.

Đặc biệt, trong số 13 nhiệm vụ bị chậm trễ, có 11 nhiệm vụ liên quan tới việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. UBND Thành phố lý giải, các vụ việc này chậm do thời hạn giao ngắn, lại chưa lường hết mức độ, tính chất phức tạp, đã giải quyết ở nhiều cấp nhưng còn ý kiến trái chiều, cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tổng hợp để đề xuất được toàn diện, có chất lượng.

Trước câu hỏi “bao giờ xong” được Tổ trưởng Tổ công tác liên tục đặt ra, Phó Chủ tịch UBND Thành phố đã đưa thời hạn cụ thể cho từng việc, phần lớn sẽ giải quyết xong trong năm 2016, nhiều vụ trong tháng 10 sẽ báo cáo Thủ tướng.

Tới một vụ khiếu nại được Thành phố cho biết đang chờ ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hỏi ngay về số văn bản và ngày gửi Bộ Xây dựng, yêu cầu Văn phòng Chính phủ kiểm tra lại, đôn đốc Bộ này.

Cũng tại buổi làm việc, các sở ngành đã giải trình về 8 nội dung mà Thủ tướng yêu cầu Thành phố cần làm rõ và chỉ đạo quyết liệt trong thời gian tới, gồm công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống tội phạm, khắc phục ô nhiễm môi trường như vụ bãi rác Đa Phước, cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, giải quyết tình trạng ngập úng…

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong, xử lý ô nhiễm môi trường, chống ngập, cải cách hành chính, tháo gỡ  khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp… là những lĩnh vực mà Thành phố xác định cần đột phá và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tuy nhiên, còn nhiều yếu kém. “Hỗ trợ trên diễn đàn thì hay lắm, nhưng doanh nghiệp chờ xem giải quyết cụ thể thế nào, như đăng ký kinh doanh còn mấy ngày là xong, cơ chế hỗ trợ 200.000 hộ kinh doanh đăng ký doanh nghiệp ra sao”, ông Phong nói. Đồng thời, người đứng đầu UBND Thành phố thừa nhận tình trạng ngập úng ngoài những nguyên nhân như triều cường, biến đổi khí hậu còn do quản lý kém.

Tuy nhiên, ông Phong kiến nghị cần giao cơ chế đặc thù cho TPHCM, vì lâu nay “Thành phố được giao nhiệm vụ đầu tàu cả nước nhưng cơ chế vẫn như với toa tàu”.

Về công tác phòng chống tội phạm, Trung tướng Lê  Đông Phong, Giám đốc Công an Thành phố cho biết từ đầu năm đến nay, số vụ phạm pháp hình sự giảm 710 vụ (14,56%) so với cùng kỳ, các loại án cướp giật, trộm tài sản đều được kéo giảm.

Quan trọng nhất là đối thoại với dân, công khai minh bạch

Kết luận buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng ghi nhận nỗ lực của TPHCM trong việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao. Trong 135 nhiệm vụ đã hoàn thành chỉ có 6 nhiệm vụ quá hạn, đây là tỉ lệ thấp so với các đơn vị khác, cho thấy sự cố gắng rất lớn trong bối cảnh một đô thị đặc biệt chịu áp lực rất mạnh. Tổ công tác yêu cầu Thành phố tiếp tục quyết liệt hơn nữa, hoàn thành các nhiệm vụ còn lại đúng thời hạn đã hứa và có thể sớm hơn.

Trong đó, việc thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm là nhiệm vụ rất quan trọng, Thủ tướng rất quan tâm. Việc thí điểm mô hình này có ý nghĩa cả nước, cần thực hiện càng nhanh càng tốt. Tổ công tác đề nghị các bộ xử lý hết sức nhanh những vấn đề liên quan, quyết tâm trước ngày 15/11 sẽ có quyết định của Thủ tướng.

Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổ trưởng Tổ công tác khẳng định không có gì quan trọng hơn việc trực tiếp đối thoại với dân và công khai, minh bạch thông tin để người dân có lòng tin. Việc chậm trễ có nguyên nhân khách quan, nhưng về chủ quan, các cơ quan cần vào cuộc quyết liệt, giải quyết dứt điểm, nếu người dân vẫn không đồng tình thì hướng dẫn họ khởi kiện ra tòa hành chính.

“Công khai, không được giấu diếm gì cả, người dân sẽ biết đâu là đúng, đâu là sai”, Bộ trưởng nhấn mạnh và đề nghị Thanh tra Chính phủ hỗ trợ Thành phố trong công tác quan trọng này, vì các vụ việc dù cụ thể nhưng có ý nghĩa bảo đảm cho Thành phố phát triển, có ý nghĩa cả nước.

Về 8 nội dung Thủ tướng lưu ý, Tổ công tác ghi nhận những giải trình của Thành phố, tuy nhiên, sau buổi kiểm tra, Thành phố cần có báo cáo chi tiết hơn với công việc, thời hạn và cam kết cụ thể cho từng nội dung.

Chia sẻ với quan điểm “Thành phố là đầu tàu cả nước nhưng cơ chế như với toa tàu”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đã có kết luận, quyết định phân cấp mạnh nhất, triệt để nhất cho Thành phố.

Nhiều nhiệm vụ thuộc chức năng của các bộ, ngành nay giao cho Thành phố chịu trách nhiệm, nhiều nhiệm vụ trước đây thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng nay cũng ủy quyền cho Thành phố thực hiện, từ đó rút kinh nghiệm cho cả nước.

“Như việc xử lý hơn 400 chung cư cũ mà cứ về Bộ Xây dựng báo cáo hay từng dự án cứ phải về Bộ KHĐT thì làm sao được?”, Bộ trưởng nhận định. Tuy nhiên, việc phân cấp phải đi đôi với nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và sự giám sát của người dân, các cơ quan.

Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị UBND Thành phố  đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ  đạo, điều hành. “Thành phố trước đây đã làm sớm việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công, nhưng nay mức độ hài lòng của người dân chỉ đứng thứ 47 cả nước. Không đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì sẽ tạo ra bưng bít, nhũng nhiễu”, Bộ trưởng khẳng định.

Tổ công tác ghi nhận các kiến nghị của UBND Thành phố và sẽ báo cáo đầy đủ, khách quan kết quả kiểm tra với Chính phủ, Thủ tướng.
 
Hà Chính