• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Chuyến thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

12/11/2017 06:00

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt - Trung

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/11.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung tiếp tục xu thế phát triển tích cực. Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên. Trong các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (5/2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9/2016), Lãnh đạo Cấp cao hai Đảng, hai nước đạt nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh. Quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước tiếp tục được đẩy mạnh; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch đạt tiến triển mới...

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong những năm qua, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lâu dài với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ Trung Quốc phát triển vững mạnh, phát huy vai trò tích cực và có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, phát triển ở khu vực và quốc tế.

Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung về các phương hướng và biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định, bền vững, trong đó có: Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường tin cậy chính trị; nâng cao hiệu quả  hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư; ghi nhận thiện chí và thái độ tích cực của Trung Quốc trong một số lĩnh vực hợp tác thời gian qua cũng như những cam kết của Trung Quốc về triển khai các biện pháp nhằm giảm nhập siêu, hướng tới cân bằng thương mại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư, tăng cường đầu tư các dự án lớn mang tính tiêu biểu về trình độ phát triển của Trung Quốc tại Việt Nam; kiểm soát bất đồng, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông, không mở rộng tranh chấp làm phức tạp hóa tình hình, thúc đẩy đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước đạt tiến triển thực chất, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Điểm sáng hợp tác kinh tế

Hợp tác kinh tế là một điểm sáng trong quan hệ giữa 2 nước. Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, nhà đầu tư lớn thứ 8/122 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại, du lịch lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương từ mức 32 triệu USD năm 1991 lên mức 70,5 tỷ USD năm 2016, tăng gấp hơn 2.200 lần. Năm 2016, Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trong 8 tháng đầu năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 55,23 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2016, nhập siêu từ Trung Quốc 17,77 tỷ USD, giảm 5,4% so với cùng kỳ.

Về du lịch, từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc luôn là thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam; năm 2016 có 2,7 triệu lượt du khách Trung Quốc sang Việt Nam và khoảng 2,2 triệu lượt du khách Việt Nam sang Trung Quốc, đứng đầu trong số du khách ASEAN đi Trung Quốc; trong 8 tháng đầu năm 2017 có hơn 2,65 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng 51,4% so với cùng kỳ.

Tính lũy kế đến tháng 8/2017, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 1.727 dự án với số vốn đăng ký đạt 11,93 tỷ USD, đứng thứ 8/122 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; riêng 8 tháng đầu năm, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt trên 1,6 tỷ USD.

Thời gian qua, lãnh đạo hai nước đạt nhận thức chung về việc hai bên tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lực sản xuất và đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính - tiền tệ phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Hai bên đã thiết lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ (4/2015), ký Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 (9/2016), Hiệp định thương mại biên giới sửa đổi (9/2016) và nhiều Bản ghi nhớ hợp tác về cùng xây dựng kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng, hợp tác năng lực sản xuất; tạo khuôn khổ tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Về các lĩnh vực hợp tác khác, Chính phủ Trung Quốc cung cấp một số khoản tín dụng ưu đãi, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, gần đây như viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ dùng trong lĩnh vực dân sinh trong giai đoạn 2016 - 2021, 50 triệu Nhân dân tệ cải thiện điều kiện y tế, giáo dục tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, nguồn nước, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao, giáo dục.

Quan hệ giữa các địa phương được tăng cường với nhiều hình thức và thiết thực. Hai bên có trên 30 cặp tỉnh/thành phố thiết lập quan hệ hữu nghị. Hai bên đã thiết lập và tiến hành 8 phiên họp Ủy ban công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và 6 phiên họp Nhóm công tác liên hợp giữa 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang với tỉnh Vân Nam; 6 phiên họp Hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; 7 kỳ họp Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế giữa 5 tỉnh, thành phố Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; 2 chương trình Gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư 4 tỉnh Việt Nam và Bí thư Quảng Tây, Trung Quốc.

Về biên giới lãnh thổ, sau khi bình thường hoá quan hệ, hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ (1993). Hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề khó khăn, tồn tại về biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại là hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền (năm 2008) và phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000).

Với việc hoàn thành phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên phân định thành công một vùng biển với Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông vẫn tồn tại và có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Năm 2011, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, góp phần định hướng cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

Hai bên duy trì trao đổi về vấn đề Biển Đông trong các cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung và 3 Nhóm công tác về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình lần này sẽ là một dấu mốc quan trọng, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trên các lĩnh vực; tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai Đảng, 2 Nhà nước và dân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc./.

Bình Minh - Nguyễn Hoàng