Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hiệp định SPS là hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của WTO123. Hiệp định này hỗ trợ chương trình nghị sự của WTO và thúc đẩy tự do hoá thương mại toàn cầu.
Đoàn công tác do Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường làm Trưởng đoàn.
Đoàn công tác đã tham gia Phiên họp không chính thức của Ủy ban SPS/WTO sáng ngày 13/ 11 và Phiên họp chính thức từ chiều 13/11 đến hết 15/11/2024. Với các nội dung liên quan đến việc xây dựng biện pháp SPS theo đề xuất của một số thành viên WTO cần phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của các Tổ chức quốc tế được Hiệp định SPS/WTO công nhận như CODEX, WOAH và IPPC.
Các vấn đề liên quan đến dự thảo biện pháp SPS mà các quốc gia thành viên đã và sẽ áp dụng có ảnh hưởng đến thương mại nông sản thực phẩm giữa các quốc gia thành viên, qua đó giảm thiểu các tác động không mong muốn tới các hoạt động trong thương mại nông sản hiện nay và xu hướng trong thời gian tới.
Tận dụng thời gian tham dự Phiên họp và Hội thảo tại Geneva lần này, Đoàn công tác đã có các cuộc họp song phương với các nước đối tác trong khuôn khổ thực thi các Chương SPS trong khuôn khổ các FTA Việt Nam đã ký kết để trao đổi thông tin và thúc đẩy việc đánh giá xem xét trong giai đoạn cuối để mở cửa thị trường cho các sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật xuất khẩu của Việt Nam như thịt gà xử lý qua nhiệt xuất khẩu vào thị trường Vương Quốc Anh và Hàn Quốc; vải thiều và chanh leo vào thị trường Hàn Quốc; chanh leo vào thị trường Hoa Kỳ bên theo biện pháp truyền thống là chiếu xạ có thể áp dụng xử lý hơi nước nóng hay xử lý nhiệt lạnh với hoa quả nhiệt đới từ Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Đoàn công tác cũng thúc đẩy việc tổ chức đoàn thực địa thị trường Saudi Arabia để sớm mở cửa lại thị trường này cho thủy sản nuôi của Việt Nam đã bị đình trệ trong nhiều năm qua; thảo luận các yêu cầu chứng nhận Halal với nông sản thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, cũng như thảo luận về các yêu cầu, trình tự thủ tục trong việc xuất khẩu các sản phẩm thịt gà và trứng có chứng nhận Halal xuất khẩu từ Việt Nam sang Nigeria.
Đỗ Hương