• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Thuê lại nhà xưởng có phải xin giấy phép môi trường?

(Chinhphu.vn) - Công ty A (doanh nghiệp Việt Nam) cho thuê nhà xưởng sản xuất giấy các loại (Tissue, Kraft, giấy đế...). Công ty B thuê lại nhà xưởng của công ty A.

01/07/2025 14:00

Trong hợp đồng thuê quy định rõ công ty A chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục giấy tờ liên quan đến giấy phép đầu tư, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường... xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải. Công ty B xả thải vào hệ thống nước thải của công ty A.

Bà Hoàng Hoa (Nghệ An) hỏi, công ty B có bắt buộc phải xin giấy phép môi trường không?

Thông tin giấy chứng nhận đầu tư của công ty A: Sản xuất và cho thuê nhà xưởng sản xuất giấy các loại. Công suất 100.000 tấn/năm. Công suất xử lý nước thải 500 m3/ngày.

Thông tin công ty B: Doanh nghiệp Việt Nam, sản xuất giấy Tissue, công suất 40.000 tấn/năm. Lưu lượng xả thải 200 m3/ngày (tổng lưu lượng xả thải các doanh nghiệp đi thuê tại dự án không quá 500 m3/ngày).

Bộ Nông nghiệp và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường, khoản 2 Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (được sửa đổi bổ sung tại điểm a khoản 30 Điều 1 Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ), trường hợp công ty B không xả nước thải, khí thải ra môi trường, có phát sinh thường xuyên chất thải nguy hại với tổng khối lượng nhỏ hơn 100 kg/tháng hoặc 1.200 kg/năm thì không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Chinhphu.vn