• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

THUẾ QUAN HOA KỲ: Công bố mức thuế đối với Canada, dự kiến mức thuế đối với phần lớn đối tác

(Chinhphu.vn) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/7 tuyên bố mức thuế 35% sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, đồng thời dự định áp mức thuế đồng loạt 15% hoặc 20% đối với phần lớn các đối tác thương mại.

11/07/2025 09:15
THUẾ QUAN HOA KỲ: Công bố mức thuế đối với Canada, dự kiến mức thuế đối với phần lớn đối tác- Ảnh 1.

Gỗ là một trong những mặt hàng chính mà Mỹ nhập khẩu từ Canada - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/7 tuyên bố mức thuế 35% sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, bắt đầu từ ngày 1/8.

Bên cạnh đó, theo CBS News, Tổng thống Mỹ cũng thông báo dự định áp mức thuế đồng loạt 15% hoặc 20% đối với phần lớn các đối tác thương mại, đồng thời cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Canada có thể sẽ nhận thư thông báo thuế vào ngày 11/7.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump đã gửi những bức thư đầu tiên cho lãnh đạo của 14 quốc gia để thông báo về mức thuế quan mới. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia sẽ phải chịu mức thuế 25%. 

Hàng hóa nhập khẩu từ Nam Phi, Bosnia và Herzegovina sẽ bị đánh thuế 30%, trong khi hàng hóa từ Indonesia sẽ chịu thuế 32%. Bangladesh và Serbia đều sẽ bị áp mức thuế 35%, còn Campuchia và Thái Lan là 36%. Hàng nhập khẩu từ Lào và Myanmar sẽ phải đối mặt với mức thuế 40%. Tuy nhiên, các bức thư đều nhấn mạnh việc áp thuế mới có thể sẽ được tiếp tục gia hạn nếu như các đối tác đưa ra được đề xuất phù hợp.

Tiếp đó, ngày 9/7,ông Trump thông báo các mức thuế quan mới với 8 quốc gia, bao gồm Brazil, Sri Lanka, Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-50%.

Thuế quan với các nước châu Á sẽ thấp hơn nhiều nước trên thế giới

Ngoại trưởng Mỹ cho biết các thỏa thuận về thuế quan sắp tới với các nước châu Á sẽ thấp hơn nhiều nước trên thế giới.

Trong chuyến thăm châu Á lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nói rằng các nước tại khu vực này sẽ có được mức thuế quan tốt hơn các nước khác.

"Tôi cho rằng khi mọi việc được giải quyết, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á sẽ có mức thuế quan thực sự tốt hơn so với các quốc gia ở các khu vực khác trên thế giới. Nhưng các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục. Sẽ có các cuộc đàm phán vào tuần tới với Nhật Bản. Các cuộc đàm phán đang diễn ra với hầu hết mọi quốc gia có đại diện tại đây", hãng tin AFP dẫn lời ông Rubio phát biểu bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia.

EU tìm cách thích ứng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chính sách thuế đối ứng mới với nhiều quốc gia, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8, nhiều nước và đối tác thương mại đã bày tỏ quan ngại, đồng thời tìm cách thích ứng.

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác thương mại mới trong bối cảnh lo ngại các chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây bất ổn cho thương mại toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương, đồng thời kêu gọi duy trì một trật tự thương mại công bằng.

Mặc dù EU vẫn tích cực đàm phán với Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận có lợi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 10/7 cho biết khối này đang nỗ lực đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Bà cũng bày tỏ lo ngại rằng quan hệ kinh tế - thương mại giữa EU và Mỹ "có thể sẽ không thể quay trở lại như trước".

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Pháp – Italy lần thứ 7 tại Rome, bà von der Leyen nhấn mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác khác là ưu tiên hiện nay của EU. Theo bà, hiện 80% kim ngạch thương mại của EU đến từ các đối tác ngoài Mỹ.

Người đứng đầu EC cũng cho biết Brussels đang tích cực thúc đẩy đàm phán với Mỹ để đạt được một thỏa thuận sơ bộ, nhằm giữ thuế quan ở mức thấp nhất có thể và tạo điều kiện ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp trong khối.