• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiếp tục dùng vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong Dự án Tiêm chủng mở rộng.

31/07/2013 14:49

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế tổ chức tuyên truyền về an toàn tiêm chủng để phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất nguy hại đến sức khỏe và tính mạng trẻ em bị phản ứng sau tiêm chủng.

Đồng thời Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền đối với việc cấp kinh phí để tiếp tục sử dụng các loại vắc xin đang sử dụng trong tiêm chủng mở rộng; kinh phí nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước trong chương trình sản phẩm quốc gia; kinh phí phát triển hệ thống y tế dự phòng. Nếu vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sản xuất vắc xin đa giá 6 trong 1 của Việt Nam cung cấp cho tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, Bộ Y tế đã thông báo tạm dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng bởi trong 5 tháng đầu năm đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem. Theo kết luận của Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, trong 5 trường hợp tử vong nêu trên có 4 trường hợp không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắcxin, 1 trường hợp chưa chẩn đoán được nguyên nhân tử vong.

Mặc dù chưa có bằng chứng chứng minh các trường hợp tử vong có liên quan đến vắc xin nhưng các trường hợp tử vong trên có thể là sự trùng hợp vì tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi tại Việt Nam là 15,8‰ hoặc do các bệnh khác như viêm phổi, tim mạch… Để thận trọng hơn đồng thời đảm bảo an toàn tối đa trong tiêm chủng, Bộ Y tế đã quyết định tạm dừng sử dụng vắc xin Quinvaxem (dự kiến trong khoảng 3 tháng) để các cơ quan chuyên môn tiến hành đánh giá tổng thể về vắc xin này.

Sau gần 2 tháng tạm dừng, đến ngày 20/6 vừa qua, theo kết quả kiểm nghiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc xin Quinvaxem đạt chất lượng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, WHO khuyến cáo vắc xin Quinvaxem phù hợp để sử dụng trong các chương trình tiêm chủng quốc gia.

Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiền thẩm định về chất lượng vào tháng 9/2006 và đã được sử dụng ở hơn 90 nước trên thế giới với hơn 400 triệu liều. 

Sau 4 năm sử dụng ở các nước khác trên thế giới, được Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng thế giới (GAVI) viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), và sau khi thực hiện quy trình đánh giá về hiệu lực và an toàn của vắc xin tại Việt Nam, năm 2010 Bộ Y tế đã đưa Quinvaxem vào sử dụng tại Việt Nam. Tổng số liều đã nhận từ viện trợ là khoảng 16,2 triệu liều, trong đó đã cấp phát 15,2 triệu liều.

Phương Hiển