• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiết kiệm hơn 600 triệu m3 nước sản xuất vụ đông xuân

(Chinhphu.vn) - Sau khi kiểm tra thực tế và báo cáo từ các địa phương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, nhìn chung công tác lấy nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân năm nay đạt kết quả cao hơn so với kế hoạch ban đầu đề ra.

11/02/2025 10:22
Tiết kiệm hơn 600 triệu m3 nước sản xuất vụ đông xuân- Ảnh 1.

Tiếp tục duy trì nguồn nước bổ sung như hiện tại đến hết 24h ngày 11/2/2025

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến 15h ngày 10/2, diện tích có nước toàn khu vực hơn 451.000 ha (đạt 92,5%). Trong đó, 7/11 địa phương cơ bản đã hoàn thành kế hoạch lấy nước gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 97%, Ninh Bình 97%, Hưng Yên 96%, Bắc Ninh 92%. Các địa phương còn lại có diện tích đủ nước tương đối cao gồm: Hải Dương 91%, Hải Phòng 85%, Hà Nội 80%, Vĩnh Phúc 79%.

Trên cơ sở tiến độ lấy nước, kết quả kiểm tra thực tế, ý kiến của các cơ quan chuyên môn và trao đổi với lãnh đạo UBND/Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành phố để giảm thiểu lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo điều chỉnh đợt 2 lấy nước.

Theo đó, tiếp tục duy trì nguồn nước bổ sung như hiện tại đến hết 24h ngày 11/2/2025. Thời gian còn lại của đợt 2 (từ 0h ngày 12/2 đến 24h ngày 14/2), duy trì liên tục mực nước tại Sơn Tây ở mức 1,3m. Sau thời gian kết thúc đợt 2, các hồ chứa thủy điện vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa để các địa phương hoàn thành 100% diện tích gieo cấy và phục vụ tưới dưỡng.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, với tình hình như hiện tại, từ chiều 10/2 các hồ chứa sẽ giảm dần lượng nước xả; đến hết ngày 11/2 có thể ngừng việc xả nước. Như vậy, trong đợt 2 có thể rút ngắn được 3 ngày lấy nước, tương đương với tiết kiệm được hơn 600 triệu m3 nước so với kế hoạch.

Hà Nội, Vĩnh Phúc là những địa phương có tỷ lệ lấy nước chậm hơn các địa phương khác do đặc thù mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, với tình hình nguồn nước như hiện tại, chỉ cần duy trì mực nước tại Sơn Tây ở mức 1,3m thì hai địa phương này vẫn đảm bảo có thể vận hành các trạm bơm lấy đủ nước làm đất và tưới dưỡng.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng yêu cầu Cục Thủy lợi phối hợp với các đơn vị liên quan từ kinh nghiệm thực tiễn tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi để vừa đảm bảo nhiệm vụ chống ô nhiễm nguồn nước, lấy đủ nước phục vụ sản xuất, vừa tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác.

Đỗ Hương