• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tiêu chí xác định xuất xứ sản phẩm may mặc

(Chinhphu.vn) – Để xác định xuất xứ từ Việt Nam đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu của doanh nghiệp (mã HS 6111), sản phẩm cần đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

18/10/2018 11:02

Theo phản ánh của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Germton (Quảng Nam), sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu hàng may mặc vào châu Âu có thể xuống 0% nhưng một trong những điều kiện đưa ra là vải phải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam và khâu cắt may phải ở Việt Nam.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Germton hỏi, làm thế nào để doanh nghiệp chứng minh là vải có xuất xứ từ Việt Nam hoặc khâu cắt được làm tại Việt Nam? Công ty cần thủ tục gì để chứng minh và phải nộp cho cơ quan nào?

Về vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Để xác định xuất xứ từ Việt Nam đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty (mã HS 6111), sản phẩm cần đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Hiệp định EVFTA, cụ thể như sau:

“Chương 61. Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc

- Thu được bằng việc may hoặc ghép nối, hai hoặc nhiều hơn mảnh vải dệt kim hoặc móc đã được cắt tạo hình hoặc thu được trực tiếp để tạo hình; và dệt kim và may (bao gồm cả công đoạn cắt).

- Kéo sợi kiểu khác từ xơ staple tự nhiên và/hoặc nhân tạo hoặc kéo từ sợi filament nhân tạo, trong mỗi trường hợp đều đi kèm công đoạn dệt kim (dệt kim để tạo hình sản phẩm) hoặc nhuộm sợi được kéo từ xơ tự nhiên đi kèm công đoạn dệt kim (dệt kim để tạo hình sản phẩm)”.

Chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương ban hành quy định về xuất xứ hàng hóa.

Chinhphu.vn