• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tìm hiểu thuật ngữ và biểu tượng dùng trong bản tin dự báo khí tượng thủy văn

1 Nhiều mây, không mưa Bô-pho m/s km/h m

07/06/2011 10:15

Sông ĐăkBLa - Ảnh Đ.D.An.
I-CÁC BIỂU TƯỢNG THỜI TIẾT THƯỜNG DÙNG

STT
Hình biểu tượng
Mô tả thời tiết
1
Nhiều mây, không mưa
2
Có mưa, có mưa vừa, mưa to
3
Có mưa rào và dông
4
Mưa rào nhẹ, mưa phùn
5
Ít mây, trời nắng
6
Mây thay đổi, trời nắng
7
Có lúc có mưa
8
Có mưa rào
9
Có sương mù
10
Trời rét
11
Trời nắng
12
Đêm không mưa
13
Đêm có mây
14
Đêm nhiều mây
15
Đêm có mưa rào

II- PHÂN CẤP MƯA.

Mưa được chia làm 4 cấp:

-Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h.
-Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h.
-Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.
- Mưa nhỏ, mưa phùn: Lượng mưa không lớn, từ 5 – 15mm; dưới 5mm được coi là có mưa với lượng không đáng kể.
Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
III- BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG
Cấp gió
Tốc độ gió
Độ cao sóng
trung bình
Mức độ nguy hại
Bô-pho
m/s
km/h
m
0
1
2
3
0-0.2
0,3-1,5
1,6-3,3
3,4-5,4
<1
1-5
6-11
12-19
-
0,1
0,2
0,6
Gió nhẹ.
Không gây nguy hại.
4
5
5,5-7,9
8,0-10,7
20-28
29-38
1,0
2,0
- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.
- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.
6
7
10,8-13,8
13,9-17,1
39-49
50-61
3,0
4,0
- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.
- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
8
9
17,2-20,7
20,8-24,4
62-74
75-88
5,5
7,0
- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.
- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.
10
11
24,5-28,4
28,5-32,6
89-102
103-117
9,0
11,5
- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.
- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.
12
13
14
15
16
17
32,7-36,9
37,0-41,4
41,5-46,1
46,2-50,9
51,0-56,0
56,1-61,2
118-133
134-149
150-166
167-183
184-201
202-220
14,0
- Sức phá hoại cực kỳ lớn.
- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

IV- PHÂN CẤP LŨ
Căn cứ vào độ lớn đỉnh lũ trung bình nhiều năm, có thể chia ra các cấp lũ như sau:
-Lũ nhỏ là lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ TBNN.
-Lũ vừa là lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ TBNN.
-Lũ lớn là lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũTBNN.
-Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh cao hiếm thấy trong thời kỳ đo.
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh cao nhất trong các thời kỳ đo và điều tra khảo sát
V- PHÒNG CHỐNG LŨ THEO CẤP BÁO ĐỘNG
1- Báo động cấp I: Khi lũ xuất hiện trên sông, nước sông dâng cao hơn bình thường và còn khả năng tiếp tục lên nhưng chưa tác động nhiều đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Khí đó, các bản tin của các Trung tâm dự báo KTTV sẽ phát ngày một lần để theo dõi. Do nước lũ chưa gây ngập các vùng ven sông nên công tác phòng chống lũ chủ yếu là theo dõi và chuẩn bị ứng phó đề phòng nước lũ tiếp tục lên cao. Các địa phương nên cắt cử người trực theo dõi và thường xuyên liên lạc với Trung tâm dự báo KTTV Tỉnh để nắm bắt diễn biến lũ.
2- Báo động cấp II: Nước lũ đã dâng cao từ 1,50 đến 3,00m so với khi chưa có lũ. Tình trạng ngập lụt đã bắt đầu lan rộng ra các vùng trũng thấp và có nhiều khả năng uy hiếp gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt bình thường, nhất là sản xuất nông nghiệp, khai thác và chăn nuôi thủy sản, vv. Dòng chảy lúc này không chỉ còn nằm trong lòng sông, suối mà sẽ tràn ra các bãi, gây ngập các bến bãi và các công trình tạm ven sông. Do vậy, lúc này chính quyền các địa phương cần đôn đốc nhắc nhở nhân dân khẩn trương di dời các công trình khai thác ở các bến bãi; các phương tiện nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; các lều lán, công trình tạm phục vụ cho việc canh tác, trồng trọt, xây dựng ở các bãi sông đến nơi an toàn. Hạn chế việc ra sông đánh bắt thủy sản, vớt gỗ, củi và các vật dụng trôi trên sông. Các chuyến đò (nếu có) chỉ được phép hoạt động chở khách sang sông khi thật sự cần thiết và phải đảm bảo đầy đủ các phương tiện bảo hộ an toàn. Lưu ý rằng phần lớn các sông ở Tây Nguyên là sông suối vừa và nhỏ, dộ dốc lòng sông lớn, thời gian tập trung nước lũ nhanh, bất ngờ nên trong triển khai phòng chống lũ lụt phải thật sự nhanh chóng, kịp thời, kiên quyết mới có hiệu quả. Một vấn đề cần lưu ý là trong những trận lũ đầu và giữa mùa thường có mưa lớn tại chỗ. Do lúc này nước sông dâng cao nên nước trong đồng và các suối nhỏ không kịp thoát, ứ lại gây ngập lụt trên các cánh đồng ven sông, kể cả đường giao thông; mức ngập có thể đạt từ 0,50 – 1,50m, kéo dài từ vài giờ đến 1, 2 ngày. Đây là dạng ngập lụt không phải hoàn toàn do nước lũ của sông chính gây ra nên rất khó tính toán và dự báo trước. Các Trung tâm dự báo thường căn cứ vào số liệu mưa tại chỗ để nhận định xu thế và khả năng, mức độ ngập lụt. Vấn đề là chính quyền và nhân dân các địa phương phải chú ý và chủ động các biện pháp phòng chống, tránh lũ. Không nên lơ là chủ quan, nên chú ý theo dõi cả các bản tin thông báo lũ cũng như tình hình mưa trong khu vực. Nhìn chung, khi đã thông báo lũ có khả năng lên mức báo động 2 thì các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân cần gấp rút chuẩn bị nhân lực và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng đối phó nếu nước lũ tiếp tục dâng cao.
3- Báo động III đến báo động khẩn cấp: Là lúc mà nước lũ đã thực sự dâng cao, uy hiếp đến cả một vùng rộng lớn ven sông, suối với mức ngập từ trên 0,50m đến 3,00m, có nơi ngập sâu trên 3,00m. Tình trạng ngập lụt khá nghiêm trọng, có nguy cơ đe đọa đến các công trình phòng lũ, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các công trình cơ sở hạ tầng như cầu, cống, đường giao thông, trường, trạm,.…Mực nước sông dâng cao làm ách tắc giao thông đi lại của nhân dân, ngập lụt lan rộng trên những cánh đồng canh tác và các khu dân cư gây tác động xấu đến hoạt động sản xuất; đời sống sinh hoạt bắt đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lũ có thể gây thiệt hại lớn tới tính mạng và tài sản của nhân dân nếu không có biện pháp tránh, chống lũ kịp thời, hiệu quả. Ở cấp lũ này, Các Trung tâm dự báo KTTV Tỉnh sẽ phát báo từ 2 đến 4 bản tin /ngày. Trong trường hợp lũ lên mức báo động khẩn cấp, các Trung tâm sẽ phát báo thêm các bản thông báo lũ khẩn cấp. Lúc này các địa phương cần tập trung cho công tác phòng chống lũ lụt. Khẩn trương di dời người và tài sản của các gia đình nằm trong vùng ngập lụt sâu từ 0,50m trở lên đến nơi an toàn. Tuyệt đối cấm ra sông dưới mọi hình thức (trừ cơ quan chuyên môn ra đo đạc lưu lượng dòng chảy). Tạm thời đình chỉ giao thông trên các tuyến đường bị ngập lụt sâu; cho học sinh nghỉ học nếu trường nằm trong vùng ngập hoặc phải đi qua vùng ngập để đến trường. Các địa phương cần bố trí lán trại tạm cho nhân dân tránh lũ, bố trí các điểm y tế và cấp phát lương thực di động để hỗ trợ nhân dân trong những ngày tránh lũ. Ngoài ra cũng cần có kế hoạch dự phòng và chủ động đề nghị hỗ trợ từ các địa phương khác trong trường hợp nước lũ có thể dâng cao hơn và thời gian ngập lụt kéo dài. Khi lũ đã lên từ mức báo động 2 trở lên, cơ quan KTTV bố trí trực 24/24 nên các địa phương có thể liên hệ bất cứ thời gian nào để nắm bắt tình hình mưa lũ hiện tại và khả năng xảy ra tiếp theo. Thông thường các công trình được xây dựng nơi cao ráo và có độ chắc chắn nhất định nên với lũ nhỏ thì ít ảnh hưởng song nếu như lũ đã có thể lên cao tương đương mức báo động 3 trở lên thì các công trình này hoàn toàn có thể bị uy hiếp. Do vậy khi đã có thông báo nước lũ đạt từ mức báo động 3 trở lên thì các địa phương cần lưu ý đến các biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình, nhất là đối với các hồ chứa, bởi khi bị nước lũ uy hiếp thì sự an toàn của công trình còn liên quan đến nhiều các công trình dân sinh kinh tế khác và cả tính mạng của người dân ở phía hạ lưu.
VI- MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA DÙNG TRONG DỰ BÁO THỦY VĂN
1- Dự báo lũ là tính toán trước khả năng của lũ sẽ xảy ra trong tương lai với thời gian báo trước không quá 2 ngày.
2- Cảnh báo lũ là báo trước tình hình lũ nguy hiểm có thể xảy ra, với thời gian dài hơn, nhưng độ chính xác thấp hơn dự báo lũ.
3- Thông báo lũlà thông báo về tình hình lũ, lụt lớn đang và tiếp tục xảy ra trong khoảng thời gian gần với độ chính xác cao hơn dự báo lũ.
4- Thông báo lũ khẩn cấp là thông báo về tình hình lũ, lụt đặc biệt lớn đang và tiếp tục xảy ra trong khoảng thời gian gần với độ chính xác cao hơn dự báo lũ.
VII- NỘI DUNG CÁC BẢN TIN DỰ BÁO LŨ
Bao gồm các thông tin sau:
1-Khu vực, tên sông và địa điểm được dự báo;
2-Tình hình lũ trong 24 giờ qua và số liệu thực đo về mực nước tại thời điểm gần nhất.
3-Nhận định khả năng, mức độ diễn biến lũ trong thời gian tới trên toàn hệ thống sông.
4-Dự báo mực nước tại các trạm chính; khi có lũ sẽ so sánh trị số dự báo với các cấp báo động hoặc các trận lũ đặc biệt lớn.
Các bản tin cảnh báo, dự báo lũ thường có sai số, vì vậy muốn chủ động phòng tránh và đối phó kịp thời. Khi có lũ cần theo dõi chặt chẽ và thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết, thủy văn.
VIII- QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (áp dụng trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiên tai bão, lũ và các hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm khác).
Khi phát hiện ra hình thế thời tiết nguy hiểm như bão, ATNĐ và dự báo sẽ có mưa lớn kết hợp với điều kiện thủy văn của lưu vực không thuận lợi…Các dự báo viên của Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh Kon Tum khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ bao gồm:
-Thu thập số liệu thực đo từ các trạm KTTV trong Tỉnh và lân cận. (trong trường hợp thời tiết diễn biến bình thường chỉ thu thập số liệu của các trạm KTTV trong Tỉnh).
-Thu ảnh mây vệ tinh, các bản đồ thời tiết, các bản tin dự báo nền của trung ương và khu vực.
-Xem xét lượng mưa quá khứ và ước lượng lượng mưa xắp xảy ra từ ảnh mây vệ tinh và từ số liệu thực tế, điều kiện thủy văn đã qua và hiện tại.
-Xem xét các sản phẩm cảnh báo mưa từ Radar, sản phẩm cảnh báo lũ quét từ thiết bị tự động.
-Chạy các mô hình dự báo mưa, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, dự báo lũ trung và ngắn hạn.
-Thảo luận bản tin trong Trung tâm (các dự báo viên đưa ra các kết quả cảnh báo, dự báo riêng rẽ).
-Tổng hợp ra bản tin chung.
-Phát báo tin cảnh báo, dự báo hoặc thông báo Khí tượng thủy văn nguy hiểm.
IX- CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP NHẬN BẢN TIN (Theo quy định trong Quy chế phát báo tin bão, ATNĐ, lũ,…)
1-Văn phòng UBND Tỉnh;
2-Văn phòng BCH PCLB & GNTT tỉnh;
3-Đài PT & TH tỉnh;
4-Tòa soạn báo Tỉnh;
5-Cổng thông tin điển tử tỉnh;
6-Sở Tài Nguyên và Môi trường;
7-Sở Nông nghiệp và PTNT;
8- Trung tâm dự báo KTTV TW;
9-Đài KTTV khu vực Tây Nguyên.
Trong mọi tình huống thời tiết thủy văn, các bản tin dự báo KTTV thông thường; các bản tin cảnh báo, dự báo và thông báo KTTV nguy hiểm trong phạm vi tỉnh Kon Tum đều được thực hiện và phát báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum, có trụ sở tại 06 Nguyễn Sinh Sắc – TP Kon Tum; điện thoại: 0603 869681, fax: 0603865645.
Kỹ sư : Nguyễn Văn Huy
Trung tâm KTTV Kon Tum.
2
Có mưa, có mưa vừa, mưa to
0
1
2
3
0-0.2
0,3-1,5
1,6-3,3
3,4-5,4
<1
1-5
6-11
12-19
-
0,1
0,2
0,6
Gió nhẹ.
Không gây nguy hại.