• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tình hình ở Libya có diễn biến mới

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/6, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ra lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Libya Gaddafi cùng con trai ông là Seif al-Islam và Giám đốc Cơ quan tình báo Libya Abdullah al-Senussi.

28/06/2011 10:10

Ba người nói trên bị buộc tội chống lại loài người và đã ra lệnh trấn áp biểu tình khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

Với lệnh bắt giữ này, những nỗ lực trung gian hòa giải nhằm chấm dứt 4 tháng giao tranh quyết liệt tại Libya có thể sẽ gặp những khó khăn mới. Bởi ngay trước đó, ngày 26/6 sau các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo châu Phi ra tuyên bố cho biết ông Gaddafi đã chấp nhận đứng ngoài các cuộc thương thảo về việc chấm dứt cuộc xung đột tại quốc gia Bắc Phi này.

Phản ứng về lệnh bắt giữ ông Gaddafi, Chính phủ Libya đã bác bỏ thẩm quyền của ICC. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Chuyển tiếp dân tộc (NTC) Libya, ông Mustafa Abdel Jalil, ngày 27/6 đã hoan nghênh lệnh bắt giữ ông Gaddafi của ICC.
 
Cùng ngày, Tổng Thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen ra tuyên bố cho rằng việc ICC ra lệnh bắt giữ ông Gaddafi đã chứng tỏ chế độ của ông Gaddafi đang ngày càng bị cô lập.

Hai nước Pháp và Italy cũng lên tiếng hoan nghênh phán quyết của ICC về việc lệnh bắt ông Gaddafi.

Liên quan đến cuộc xung đột ở Libya, tính đến ngày 27/6, các đợt không kích nước này của NATO đã bước sang ngày thứ 100.

Kể từ khi tiến hành chiến dịch không kích Libya cách đây hơn 3 tháng đến nay, các máy bay của NATO đã thực hiện tổng cộng 5.000 lần xuất kích. Phần lớn các vụ tấn công diễn ra ở trong hoặc xung quanh thủ đô Tripoli, thành phố Misrata ở miền Tây, Benghazi ở miền Đông và vùng núi Nafusa ở phía Tây Nam thủ đô của Libya.

Ngọc Ánh (tổng hợp)