• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tính số ngày nghỉ phép khi làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn

(Chinhphu.vn) - Bà Đào Thị Minh Thùy (thuyktmb@...) làm việc tại một cơ sở giáo dục công lập ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 4/2008 đến tháng 5/2014. Bà Thùy muốn được biết, bà được nghỉ bao nhiêu ngày phép trong 1 năm và được tính hưởng bao nhiêu ngày đi đường?

09/06/2014 10:20

Câu hỏi của bà Thùy được Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Điều 111 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) quy định: Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

 Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên

Điều 112 BLLĐ quy định: Cứ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1, Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Trường hợp bà Đào Thị Minh Thùy làm việc tại 1 cơ sở giáo dục công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 4/2008 đến ngày 31/5/2014. Nếu toàn bộ thời gian công tác đó của bà Thùy nằm trong khoảng thời gian địa phương được xác định là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì số ngày nghỉ hàng năm của bà được thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 111 BLLĐ bằng 16 ngày làm việc/năm trong 5 năm đầu (từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2013). Từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014 bằng 17 ngày/năm. Bà Thùy có thể thỏa thuận với đơn vị để nghỉ gộp tối đa 3 năm 1 lần.

Căn cứ khoản 4, Điều 111 BLLĐ, khi nghỉ hằng năm, nếu bà Thùy đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm. Theo luật sư, nếu bà nghỉ gộp 2 năm 1 lần hoặc 3 năm 1 lần thì cách tính này cũng chỉ được tính cho 1 lần nghỉ gộp.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.