• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tính thời gian đóng BHXH khi gián đoạn công tác

(Chinhphu.vn) - Ông Đinh Hà Triều (Bình Định) nhập ngũ tháng 3/1981, phục viên tháng 4/1985, trong đó có 3 năm 10 tháng làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đơn vị quân đội ra quyết định chuyển ngành cho ông vào tháng 10/1985 (thời gian chờ chuyển ngành 5 tháng).

19/09/2019 14:02

Thời gian được cơ quan cử đi học đều được tính là thời gian công tác liên tục (nếu vẫn liên tục công tác)
Ông Triều được bảo lưu kết quả thi đỗ đại học năm 1980 (trước lúc nhập ngũ). Tháng 10/1985, ông nhập học Đại học Sư phạm Quy Nhơn, tốt nghiệp tháng 8/1989, thời gian học đại học là 3 năm 11 tháng.

Ông dạy học tại một trường THPT bán công của tỉnh Bình Định từ tháng 10/1996, hưởng lương theo ngạch bậc giáo viên THPT (hợp đồng trong biên chế có đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định, được hưởng đầy đủ phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ tổ trưởng tổ chuyên môn, có sổ BHXH).

Năm 2012, trường chuyển đổi loại hình thành trường công lập tự chủ một phần tài chính. Từ năm 2014, ông được đặc cách vào ngạch giáo viên THPT mã số V.07.05.15 đến nay vẫn công tác. Gián đoạn giữa thời điểm tốt nghiệp đại học và thời điểm đi dạy là 7 năm.

Ông Triều hỏi, ông có được cộng nối thời gian quân ngũ 4 năm 2 tháng với thời gian chờ quyết định chuyển ngành 5 tháng và thời gian học đại học 3 năm 11 tháng  là 8 năm 6 tháng vào thời gian đóng BHXH (từ tháng 10/1996) không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 4, Mục V Thông tư liên bộ số 03-TT/LB ngày 25/1/1961 của Bộ Lao động và Bộ Nội vụ giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ với quân nhân chuyển ngành thì:

“Những quân nhân chuyển ngành đi học các trường lớp bổ túc chính trị, văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ các trường đại học trung sơ cấp và bổ túc văn hóa công nông được hưởng các quyền lợi BHXH phúc lợi tập thể… như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế đi học đã được quy định trong Thông tư số 287/TTg ngày 21/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 70-NV/CB ngày 16/12/1960 của Bộ Nội vụ” và quy định tại Khoản a, Điểm 7, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân viên chức Nhà nước thì: “Thời gian công nhân, viên chức được cơ quan, xí nghiệp cử đi học các lớp nghiệp vụ, chính trị văn hóa, đi học các trường chuyên nghiệp sơ cấp, trung học, đại học trong nước hay nước ngoài đều được tính là thời gian công tác liên tục (nếu vẫn liên tục công tác)”.

Tuy nhiên, theo như nội dung trình bày, ông Triều đã được đơn vị quân đội ra quyết định chuyển ngành sau đó đi học đại học, sau khi tốt nghiệp đại học (thời gian từ tháng 8/1989 đến tháng 10/1996) gián đoạn công tác chưa rõ lý do.

Vì vậy, cơ quan BHXH chưa có căn cứ để tính hưởng BHXH thời gian công tác trong quân đội và thời gian đi học của ông. Đề nghị ông cung cấp hồ sơ liên quan thời gian nói trên cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.

Chinhphu.vn