• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tính trợ cấp BHXH một lần với người nghỉ thai sản thế nào?

(Chinhphu.vn) – Bà Trương Thị Mỹ Thạnh (Đà Nẵng) sinh con tháng 10/2015, nghỉ hưởng chế độ đến tháng 4/2016. Bà Thạnh hỏi, cách tính trợ cấp BHXH 1 lần trong thời gian này dựa vào thu nhập đóng BHXH của người lao động gần nhất hay tính theo mức lương thực tế của người lao động cho dù người lao động đã nghỉ thai sản?

21/11/2019 14:02

Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian

Bà Thạnh được tăng lương từ tháng 10/2015 với mức lương đóng BHXH là 5.200.000 đồng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12/2016 mức lương là 6.000.000 đồng.

Về vấn đề này, BHXH TP. Đà Nẵng trả lời như sau:

Tại Khoản 2 Điều 35 Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Tại Khoản 6 mục B.II Thông tư số 03/2007/TT-BLĐ của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH.

Tại Khoản 1.8 Điều 38 quy định quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam quy định: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng. 

Như vậy, trong thời gian bà nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng thì công ty và bà đều không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này tính là thời gian đóng BHXH. Khi đó trên sổ BHXH được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi bà nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bà tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. 

Chinhphu.vn