• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổ COVID-19 cộng đồng - Kinh nghiệm phát huy sức dân trong phòng chống dịch

(Chinhphu.vn) - Trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đang tập trung cao độ cho trận chiến với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”. Trong cuộc chiến này, tổ COVID-19 cộng đồng đã và đang phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch.

21/07/2021 18:13

Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đến thăm, động viên Tổ COVID-19 cộng đồng tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.

Còn nhớ, đợt dịch thứ 2 bùng phát vào thời điểm cuối tháng 7/2020, TP. Đà Nẵng là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hàng trăm ca nhiễm, hàng chục nghìn người thuộc đối tượng F1, F2 và bị cách ly tập trung. Tất cả các quận trên địa bàn Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 1 tháng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở tập trung tối đa cho công tác phòng, chống dịch, huy động mọi nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia phòng, chống dịch.

Trong bối cảnh đó, việc ra đời các tổ COVID-19 cộng đồng tại khu dân cư có ổ dịch đã phát huy hiệu quả giúp chính quyền, ngành y tế giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi mắc COVID-19 (sốt, ho, khó thở…) trong khu dân cư; nhắc nhở, chấn chỉnh các trường hợp không chấp hành các quy định về phòng chống dịch của chính quyền các cấp. Các tổ COVID-19 cộng đồng đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần  hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của địa phương.

Đến nay hầu hết các tổ dân phố, thôn xóm trên địa bàn TP. Đà Nẵng đều thành lập tổ COVID cộng đồng với hơn 2.200 tổ có hàng chục nghìn thành viên tham gia. Thành phần tổ COVID-19 cộng đồng là bí thư chi bộ, tổ trưởng, tổ phó các khu dân cư, tổ dân phố, ban công tác Mặt trận và các đoàn thể ở khu dân cư và sự tham gia trách nhiệm của các công dân.

Theo ông Lê Công Kỷ, Tổ trưởng tổ dân phố 90 (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà), hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng mang tính tự quản, tự nguyện vì cộng đồng trên cơ sở có sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã thông qua tổ dân phố, thôn, xóm ở khu dân cư và hướng dẫn về chuyên môn của ngành y tế; không được hỗ trợ kinh phí hoạt động. Các thành viên tham gia tổ với ý thức tinh thần tự giác cao nhằm bảo đảm sức khỏe, tín mạng cho bản thân, gia đình và cộng đồng; cùng chia sẻ, hỗ trợ với Chính phủ, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch.

Các tổ COVID-19 cộng đồng hoạt động với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, nắm rõ sự biến động của các nhân khẩu trên địa bàn, nắm danh sách cụ thể những trường hợp có đi, đến vùng dịch hoặc có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khỏe để báo với cơ quan y tế có biện pháp xử lý kịp thời; tham gia trực chốt tại các điểm phong tỏa liên tục 24/24 giờ, lập chốt trực, đo thân nhiệt, sát khuẩn tại các khu dân cư, chung cư. Thông qua hoạt động giám sát, các trường hợp vi phạm quy định công tác phòng, chống dịch đều được các thành viên tổ trực tiếp nhắc nhở hoặc đề nghị chính quyền địa phương xử phạt theo quy định.

Các thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng tham gia trực chốt tại khu vực xảy ra dịch COVID-19 tại quận Sơn Trà.

Trong các đợt dịch xảy ra trên địa bàn Thành phố, ông Lê Công Kỷ cùng các thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động, chuyển tải đến người dân các nội dung công tác phòng chống dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Liên tục trong thời điểm xảy ra dịch, sử dụng loa phóng thanh, các thành viên đi khắp các con phố, khu dân cư để phát thông tin liên quan đến dịch. Mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều và tối.

Trước 19h hằng ngày, tổ COVID-19 cộng đồng thông qua tổ trưởng tổ dân phố đều báo cáo lên UBND phường về tình hình sức khỏe của người dân trên địa bàn, các trường hợp đi, đến từ vùng đang có dịch, tình hình người dân gặp khó khăn do cách ly cần được hỗ trợ… Cùng với việc sử dụng các hình thức truyền thống, các tổ cộng đồng còn lập nhóm Zalo, lan tỏa thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Bên cạnh đó, các tổ COVID-19 cộng đồng còn vận động, quyên góp lương thực, thực phẩm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch, rà soát các đối tượng khó khăn đề nghị chính quyền và các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ, góp phần bảo đảm công tác an sinh xã hội. Đặc biệt, tổ COVID-19 cộng đồng ở Đà Nẵng phát huy vai trò giám sát, rà soát các đối tượng có tiếp xúc gần với nguồn lây, tuyên truyền, vận động người dân đi xét nghiệm sàng lọc, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở, giúp nâng cao rõ rệt năng lực xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, góp phần ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.

Bà Phan Thị Huyền Tâm, Bí thư Chi bộ Nại Hưng 2A, Tổ trưởng Tổ COVID số 11 (Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng) nói: “Các Tổ COVID-19 cộng đồng ở khu vực hoạt động rất hiệu quả, mỗi thành viên của Tổ là những tuyên truyền viên, trực tiếp làm công tác dân vận, tích cực vận động người dân thực hiện công tác phòng, chống dịch". Còn ông Nguyễn Duy Nhất, Tổ trưởng dân phố 58, Tổ trưởng Tổ COVID-19 cộng đồng chia sẻ, những kết quả đạt được trong công tác chống dịch ở Đà Nẵng thời gian qua có vai trò rất quan trọng của các tổ COVID-19 cộng đồng. Thông qua hoạt động của tổ, chính quyền địa phương mới có điều kiện triển khai thực hiện một cách kịp thời và có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, người có mặt tại Ðà Nẵng thời điểm COVID-19 xảy ra hồi tháng 7/2020 chia sẻ: “Trong các đợt chống dịch vừa qua, tại các tỉnh miền Trung, chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền các địa phương đã thành lập được hàng chục nghìn tổ COVID-19 cộng đồng trực tiếp tham gia vào công tác phòng, chống dịch tại thực địa. Đây chính là những hạt nhân của phong trào toàn dân tham gia phòng, chống dịch. Việc thành lập các tổ COVID-19 cộng đồng trong phòng, chống dịch chính là sự sáng tạo của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19”. 

Đợt dịch thứ tư bùng phát trở lại vào cuối tháng 4/2021 đến nay với nguy cơ lớn hơn, tốc độ lây lan nhanh hơn chủng virus trước đây. Tuy nhiên với kinh nghiệm đúc rút được từ đợt dịch năm 2020, đặc biệt là kinh nghiệm về phát huy vai trò của tổ COVID-19 cộng đồng, đã góp phần giúp ngành y tế Đà Nẵng kịp thời khoanh vùng, cách ly những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm, giám sát chặt chẽ cả bên trong lẫn bên ngoài, hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh ra diện rộng.

Trong nhiều cuộc họp của Thành ủy, UBND và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thường xuyên có các chỉ đạo về hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ trưởng, bí thư chi bộ khu dân cư nhằm mục đích phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp mắc, nghi ngờ mắc COVID-19; khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng có dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các vùng khác, địa phương khác, điều trị hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất số ca mắc; giảm thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Thực tiễn tại Đà Nẵng cho thấy tổ COVID-19 cộng đồng là một mô hình phát huy sức mạnh toàn dân phòng chống dịch bệnh, góp phần tạo thành thế trận lòng dân hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19 và được nhân rộng nhiều địa phương khác trong cả nước như Hà Nội, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị…. Đây được xem là một “vũ khí” độc đáo của Việt Nam, đã phát huy vai trò, sự sáng tạo của Nhân dân trong cuộc chiến chung đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và Nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Nhật Anh