• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tỏa sáng những VĐV tuổi Dậu

(Chinhphu.vn) - Thể thao Việt Nam có nhiều VĐV trẻ, tài năng đều sinh năm 1993 - năm Quý Dậu. Người tuổi Dậu là người tinh nhanh, năng nổ, chăm chỉ, thẳng thắn, biết cách giải quyết khó khăn... để giành thắng lợi trong công việc, trên sàn đấu, ngoài sân cỏ, qua đó, khẳng định mình. Năm Đinh Dậu 2017 này, họ vừa tròn 2 giáp.

01/02/2017 10:15

VĐV điền kinh Nguyễn Thị Huyền
1/ Nguyễn Thị Huyền - ‘Chạy từ ruộng lúa đến Olympic’

Sinh năm 1993 (Quý Dậu), Nguyễn Thị Huyền được phát hiện có năng khiếu điền kinh từ năm học lớp 8. Sau quá trình bồi dưỡng tại Nam Định, năm học lớp 11, cô gái quê lúa Ý Yên được triệu tập vào ĐT Điền kinh Quốc gia.

Năm 2012, cô gái sinh năm 1993 giành HCV Giải điền kinh trẻ Đông Nam Á cự ly 400 m. Năm 2014, Nguyễn Thị Huyền thi đấu tại ASIAD nhưng chưa được nhiều người nhắc đến tên do chưa có thành tích đột phá.

Tại SEA Games 28 Singapore năm 2015, ngày 10/6, Nguyễn Thị Huyền phá kỷ lục SEA Games ở cự ly 400 m vượt rào nữ với thành tích 56,15 giây (kỷ lục cũ 56,78 giây do VĐV người Thái lập tại Manila, Philipines năm 1995).

Ngày 11/6, ở nội dung tiếp sức 4x400 m nữ, Nguyễn Thị Huyền (cùng Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy)đã  phá kỷ lục tồn tại suốt 24 năm của SEA Games, giành HCV và cả suất dự Olympic Rio 2016.

Ngày 12/6/2015, với thành tích 52 giây, cô vượt cả Quách Thị Lan để giành HCV ở đường chạy 400 m. Thành tích này cũng đã giúp Nguyễn Thị Huyền giành thêm 1 chuẩn dự Olympic Rio 2016.

Nguyễn Thị Huyền là mũi nhọn được ĐT Điền kinh Việt Nam tiếp tục đầu tư chuẩn bị cho SEA Games 2017. Nếu vẫn giữ được nhiệt huyết thi đấu và phong độ, cô giá người Nam Định hoàn toàn đủ khả năng tranh chấp tại SEA Games 2017 và sau đó là ASIAD 2018.

Nữ hoàng Wushu Dương Thúy Vy
2/ Dương Thúy Vy - ‘Cô gái vàng’ của Hà Nội

Theo ‘nghiệp’ Wushu từ khi mới 8 tuổi và từ đó, sàn đấu gắn bó với cuộc đời cô gái này.

Dương Thúy Vy - người tiếp nối xuất sắc những đàn chị của mình trong làng Wushu Việt Nam như Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Phương Lan, Đàm Thanh Xuân… đã giành được hàng chục tấm huy chương các loại, trong đó đáng kể nhất vẫn là HCV giải trẻ thế giới, HCV giải vô địch thế giới, HCV giải trẻ châu Á, HCV Asian Indoor Games, HCV Liên hoan Võ thuật truyền thống thế giới.

Nữ võ sĩ người Hà Nội cũng là người giành HCV duy nhất cho Wushu Việt Nam tại ASIAD 2014 ở Incheon, Hàn Quốc.

Ở SEA Games 2015, Thúy Vi cũng giành được HCV (nội dung kiếm thuật). Hiện tại, cô đang tập trung luyện tập để chuẩn bị cho các giải đấu trong năm và hướng tới SEA Games 2017 vào tháng 8 tới.

Nguyễn Thị Thật trên đường về đích
3/ Nguyễn Thị Thật - ‘Đạp xe lên đỉnh cao’ ASIDAD

Cô gái người Tịnh Biên, đất bảy núi An Giang là cái tên “đình đám” của giới xe đạp nữ Việt Nam và được coi là  1 VĐV xe đạp toàn diện nhất. Tài năng của cô được phát hiện khi chỉ mới 13 tuổi.

Ở tuổi 17 (năm 2010), Nguyễn Thị Thật gây dấu ấn lớn đầu tiên trên đấu trường quốc tế khi giành được  tấm HCB nội dung đường trường giải trẻ châu Á. Cũng trong năm này, cô gái  An Giang gây ấn tượng mạnh với cú “hattrick” (Áo vàng, Áo xanh, Áo trắng) ở giải xe đạp truyền thống Bình Dương.

Cô gái trẻ Nguyễn Thị Thật tiếp tục gặt hái thành công trong năm 2014 khi cô đã “gom” hết các danh hiệu Áo vàng, Áo xanh từ “Giải xe đạp Bình Dương” đến “Giải về Điện Biên”và “Giải Truyền hình An Giang” và xếp hạng 4 nội dung đường trường Giải vô địch châu Á hồi tháng 6/2014.

Sau đó, ngày 29/9, tại ASIAD 2014 Incheon trên đất Hàn Quốc, cua - rơ sinh An Giang đã bước lên đỉnh cao châu lục với tấm HCB lịch sử của xe đạp Việt Nam khi vượt qua hàng loạt đối thủ sừng sỏ của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ở nội dung đường trường với thành tích 3 giờ 99 phút 33 giây.

Tại SEA Games 2015, Nguyễn Thị Thật cũng giành HCV cự ly 94 km.

Với tố chất và khả năng phát triển, cô được đầu tư tập huấn tại Hàn Quốc và nhận suất luyện tập thường xuyên ở Thụy Sỹ từ Liên đoàn Xe đạp thế giới (UCI).

Chủ công Âu Hồng Nhung
4/ Âu Hồng Nhung - Bông hồng bóng chuyền xứ Lạng

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống thể thao ở đất Lạng Sơn, năm 13 tuổi, Hồng Nhung đã “liều” xuống Thủ đô ứng tuyển, đỗ vào “lò” Thông tin LienVietPost Bank rồi dần dà trở thành một trong những tay đập mạnh mẽ nhất của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Tuy chỉ cao 1,74 m nhưng khi vào trận, tầm bật đà tấn công của Hồng Nhung luôn cao trên 3 m, từng góp công lớn giúp CLB Thông tin Lienvietpostbank giành chức vô địch quốc gia. Sau đó, cô và đồng đội trong ĐT Bóng chuyền nữ quốc gia đoạt HCB tại SEA Games 2013.

Vượt lên chấn thương để dự kỳ SEA Games 2015 Singapore, nữ VĐV xứ Lạng lại thi đấu, tỏa sáng và cùng đồng đội giành được HCB.

Cô gái người Lạng Sơn này được giới chuyên môn khen ngợi ở khả năng chuyên môn tốt vì ngoài sở trường là chủ công, Hồng Nhung còn khẳng định được giá trị của mình ở vị trí libero trong ĐT quốc gia.

Năm 2016, Âu Hồng Nhung giành được danh hiệu “VĐV đối chuyền xuất sắc nhất” tại Cúp VTV Bình Điền 2016. Còn năm 2017, với cô, phía trước là SEA Games.

"Rái cá" sông Hàn - Hoàng Quý Phước
5/ Hoàng Quý Phước - ‘Rái cá sông Hàn’

Hoàng Quý Phước bắt đầu tập bơi từ năm 11 tuổi. Lúc ấy, nhờ vào chiều cao nổi trội so với các bạn cùng trang lứa nên Phước có lợi thế rất lớn.

Trong những ngày tháng tham gia bơi lội tại bể bơi thành phố Đà Nẵng, Phước đã được các thầy giáo phát hiện tài năng và cử đi thi các giải đấu lớn nhỏ.

Năm 16 tuổi, Hoàng Quý Phước là thành viên ĐT Bơi lội thi đấu tại SEA Games 25 năm 2009 tổ chức ở Lào và giành được tấm HCĐ đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu quốc tế ở cự ly 100 m bướm.

Thành tích đầu tiên tại một giải đấu khu vực là động lực thúc đẩy Hoàng Quý Phước quyết tâm giành kết quả tốt hơn.

Tại SEA Games 26 năm 2011, Hoàng Quý Phước giành được 3 tấm huy chương (2 HCV- 100 m bướm, 100 m tự do; 1 HCĐ 50 m bướm).

Đặc biệt, với thành tích 53’’07 ở cự ly 100 m  bướm, HCV của Hoàng Quý Phước đã phá sâu kỷ lục SEA Games (53’’82), lẫn kỷ lục quốc gia (53’’56) và đạt chuẩn B dự Olympic London 2012. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bơi lội Việt Nam mới hiện thực hóa được mơ ước này ở nội dung 100 m bướm nam.

Các kỳ SEA Games 2013 và 2015, mỗi lần Quý Phước đều giành thêm 1 HCV. Sau đó, kình ngư người Đà Nẵng cũng đã giành suất dự Olympic Rio 201.

Hiện nay, Quý Phước được tập huấn dài hạn tại Hungaria với nhiệm vụ giành HCV SEA Games 2017 và có huy chương ở ASIAD 18 tại Indonesia vào năm 2018.

Mười một niềm hy vọng của bóng đá Việt Nam
6/ Mười một niềm hy vọng của bóng đá Việt Nam

Bóng đá Việt Nam gần đây xuất hiện lứa cầu thủ trẻ, có tài. Nếu được đầu tư tốt (cả trong và ngoài sân cỏ), họ có thể sẽ trở thành những cầu thủ trụ cột của câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia trong tương lai gần.

Đội hình tuổi Quý Dậu (1993) của Bóng đá Việt Nam

Thủ môn: Đặng Văn Lâm (Hải Phòng)

Hậu vệ: Quế Ngọc Hải (SLNA), Thân Thành Tín (Sài Gòn FC), Phạm Mạnh Hùng (SLNA), Nguyễn Thanh Hiền (Than Quảng Ninh), Phạm Hoàng Lâm (Long An).

Tiền vệ: Võ Huy Toàn (SHB Đà Nẵng), Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội FC), Phan Đình Thắng (Quảng Nam), Hồ Sỹ Sâm (SLNA).

Tiền đạo: Bùi Quang Khải (Viettel).

Thùy Linh (tổng hợp)