• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tôn tạo khu di tích Đền Đô và sông Tiêu Tương

(Chinhphu.vn)- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vừa đồng ý UBND tỉnh Bắc Ninh áp dụng hình thức hợp đồng BT (Xây dựng-Chuyển giao) để thực hiện việc xây dựng, tôn tạo khu di tích Đền Đô và sông Tiêu Tương tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

12/04/2010 15:44

Khu di tích Đền Đô
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo việc lập, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định hiện hành, khi đàm phán hợp đồng BT cần phải xác định rõ các khoản đã đầu tư vào di tích Đền Đô, các nội dung công việc và giá trị nhà đầu tư sẽ tiếp tục triển khai để xác định nội dung hợp đồng dự án, xác định phần giá trị hoàn trả cho nhà đầu tư theo đúng quy định của Nghị quyết số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009.

Trước khi phê duyệt, Dự án phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định về chuyên môn.

UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm việc xây dựng, tôn tạo Khu di tích thực hiện đúng dự án được phê duyệt.

Đền Đô, còn gọi là Đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.

Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trùng tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009). Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương, thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

 

Gia Vi
(Nguồn: Công văn sô 2226/VPCP-KGVX)