• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tổng kết 5 năm Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên

(Chinhphu.vn) - Sáng mai (21/2), Hội nghị trực tuyến về tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên sẽ được tổ chức. Hội nghị này được truyền hình trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cùng nhìn nhận, đánh giá hiệu quả của chương trình sau 5 năm thực hiện, cũng như đặt ra phương hướng triển khai chương trình trong thời gian tới.

20/02/2013 17:44

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nhiều học sinh, sinh viên  nghèo được theo đuổi ước mơ học tập của mình  - Ảnh VGP

Sau 5 năm thực hiện, chương trình tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo đã kịp thời đưa 36.125 tỷ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đến với học sinh, sinh viên nghèo. Nhờ vậy, hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đến trường để tiếp nối ước mơ lập thân, lập nghiệp.

Nhớ lại cách đây hơn 5 năm, em Nguyễn Bích Hạnh chia sẻ với chúng tôi: Em được sinh ra trong gia đình nghèo ở ven biển Nam Định, bố mẹ đau ốm quanh năm. Học xong phổ thông trung học, em buộc phải nghỉ học đi làm cho một cửa hàng giặt thuê trên Hà Nội, để tự nuôi sống bản thân và phụ giúp một phần tiền cho người anh trai theo học trung cấp cơ khí.

Cũng may nhờ có nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho học sinh, sinh viên vay vốn để có tiền đóng học phí và trang trải một phần chi phí ăn học. Cùng sự chung sức của gia đình, hai anh em ở Hà Nội dựa vào nhau vừa học, vừa làm. Tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân, hai anh em đã tìm được việc làm ổn định, bước đầu đã tiết kiệm được tiền trả nợ ngân hàng trước kỳ hạn.

Cũng được hưởng lợi từ Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, em Nguyễn Minh Phương (Lào Cai), sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nói: Gia đình em nghèo nên việc đi học tưởng chỉ có trong mơ, cầm tấm giấy báo trúng tuyển đại học, em đã nghĩ đến việc cất đi để làm kỷ niệm vì bố mẹ làm gì có tiền cho đi ăn học... Nhưng rồi, giấc mơ đã trở thành hiện thực, khi gia đình em được tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo.

Cùng chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Đăng (tỉnh Đồng Nai) cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện có đủ tiền cho 2 con theo học đại học. Được lãnh đạo cơ sở tư vấn về chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo, ông mừng như vớ được phao cứu sinh.

“Mình nghèo, ít học đã đành, nhưng không cho được con cái chữ cho bằng chúng, bằng bạn thì tội lắm. Cũng may nhờ có chương trình, con lớn của tôi đã tốt nghiệp ra trường có việc làm, con út bước vào năm học cuối, khoản tiền vay gia đình cũng đã trả dần hết, cuộc sống nhờ vậy ngày càng ổn định”, ông Đăng chia sẻ.

Theo khảo sát của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên được triển khai thực hiện từ năm 1998 theo Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 9 năm tổ chức thực hiện, chương trình mới cho vay được gần 100 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn đi học.

Tuy nhiên, Chương trình này chỉ thực sự “trở mình” và đi vào cuộc sống khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Theo đó đối tượng vay vốn đã được mở rộng hơn, mức cho vay được nâng lên, lãi suất cho vay của chương trình được điều chỉnh theo hướng linh hoạt, phù hợp hơn với thực tế trong từng thời kỳ. Nhờ vậy, chỉ sau 5 năm thực hiện, chương trình đã kịp thời đưa 36.125 tỷ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đến với học sinh, sinh viên nghèo.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Chỉ qua 5 năm thực hiện, chương trình đã cho hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đến trường để tiếp nối ước mơ lập thân, lập nghiệp. Niềm vui này còn được san sẻ và nhân lên trong hàng triệu gia đình nghèo Việt Nam. Phấn khởi hơn nữa, việc thu hồi vốn được thực hiện tương đối tốt, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm chưa đầy 0,47%, trong đó đa phần vì lý do khách quan.

Sắp tới Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam sẽ đề xuất với Chính phủ bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình có từ 2 học sinh, sinh viên trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thuộc đối tượng vay vốn; nâng mức cho vay. Đồng thời tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những học sinh, sinh viên chưa tìm được việc làm chưa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn để tất cả các em đều được theo đuổi ước mơ học tập của mình.

Mạnh Hà