• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

TP. Huế triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu lợn

(Chinhphu.vn) - Theo thông kê, từ đầu tháng 6/2025 đến nay, trên địa bàn TP. Huế có 27 ca nhiễm liên cầu lợn (tăng 4,5 lần so với 5 tháng trước đó), trong đó có 1 ca tử vong vào ngày 2/7.

11/07/2025 17:54
TP. Huế triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh liên cầu lợn- Ảnh 1.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phun thuốc tại các điểm có ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng - Ảnh: Huế ngày nay

Từ đầu tháng 6/2025 đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế liên tục tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn, trong đó có không ít trường hợp nặng, nguy kịch phải chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực. Bệnh viện đề nghị người dân không được chủ quan, mà cần đến cơ sở y tế sớm khi có biểu hiện bất thường như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để chủ động phòng, chống có hiệu quả bệnh liên cầu lợn, ngày 11/7, Chủ tịch UBND TP. Huế có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn.

Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh tai xanh lợn, dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; triển khai kế hoạch tiêm phòng vụ thu, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng đàn vật nuôi hiện có được tiêm phòng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/tổ dân phố đến cấp xã và thành phố theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất của bệnh liên cầu lợn, tai xanh, dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn.

Phối hợp Sở Y tế tổ chức điều tra, giám sát, truy suất nguồn gốc dịch tễ liên quan đến các trường hợp liên cầu lợn; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra lâm sàng, kiểm soát giết mổ động vật chặt chẽ tại các cơ sở giết mổ; kiên quyết xử lý các trường hợp lợn bệnh, nghi mắc bệnh, chết do vận chuyển.

Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế, chế biến nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực hành tốt quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến để bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau ca giết mổ.

Tăng cường công tác kiểm tra về thú y, an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ động vật; phát hiện, chấn chỉnh ngay và xử lý nghiêm việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết do dịch bệnh; chuyển hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan điều tra nếu có dấu hiệu tội phạm hình sự.

UBND các xã, phường triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

NA