Trả lời về hồ sơ xét tặng danh hiệu BMVNAH
(Chinhphu.vn) – Bà nội của bà Lê Phi Hồng Hà ( lephihongha@... ) chết năm 1983, có 4 người con, trong đó có 2 người con trai là liệt sĩ, 1 người con trai là thương binh đã chết và 1 người con gái.
Mẹ của bà Hà là con dâu và là người thờ cúng bà nội và 2 liệt sĩ. Bà Hà hỏi, con gái hay con dâu của bà nội là người đứng tên khi làm hồ sơ phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng?
Về vấn đề này, Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trả lời như sau: .
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người có công với cách mạng.
Theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ thì Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ được ủy quyền là người đứng tên làm hồ sơ tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi).
Theo trình bày của bà Hà thì người con gái là con đẻ cuối cùng của bà nội bà Hà. Đối chiếu theo các quy định nêu trên, do bà nội của bà Hà đã chết nên con gái của bà nội bà Hà là người đứng tên làm hồ sơ tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân
Tin liên quan:
- Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Chế độ ưu đãi đối với con liệt sĩ
- Trường hợp nào được hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ?
- Đối tượng hưởng trợ cấp thân nhân liệt sĩ
- Đối tượng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
- Giải đáp về chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ