Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Tuân muốn được biết, nếu người lao động của công ty ông làm việc và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh khác thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải làm những thủ tục gì để người lao động được hưởng BHTN tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 20 của Thông tư số 32/2010/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động của công ty, công ty ông Tuân phải thực hiện như sau:
- Cung cấp bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc người lao động bị mất việc làm cho người lao động chậm nhất 2 ngày kể từ ngày người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; thực hiện việc xác nhận hoặc chốt sổ BHXH cho người lao động để người lao động kịp hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.
- Cung cấp thông tin cho người lao động về việc đóng BHTN sau 2 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày người lao động yêu cầu.
- Hướng dẫn người lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để người lao động đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ hưởng BHTN với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
Tin liên quan:
- Ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên phải đóng BHXH
- Công ty có dưới 10 lao động, đóng BHTN thế nào?
- Quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp
- Trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
-Khi nào được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?