• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai các giải pháp phát triển thủy sản

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 181/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản.

29/04/2014 15:49
Ảnh minh họa

Hiện nay, tiềm năng và nguồn lợi trong khai thác xa bờ còn rất lớn, thêm vào đó thị trường tiêu thụ tại các quốc gia và khu vực như Hoa Kỳ, EU, Nhật… còn rất nhiều tiềm năng.

Để thực hiện thành công Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển thủy sản, đảm bảo cuộc sống của ngư dân tốt hơn, an toàn hơn, tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tình hình thực hiện trong thời gian qua, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy sản, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những cơ chế, chính sách còn phù hợp và không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, đề ra giải pháp hiệu quả về đầu tư, hỗ trợ tối đa nhằm phát triển nhanh ngành thủy sản.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng dự thảo Nghị định về một số chính sách và giải pháp phát triển thủy sản đến năm 2020 theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong tháng 5/2014, trong đó lưu ý đẩy mạnh, mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; cơ chế, giải pháp đẩy nhanh tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó tập trung xây dựng các trung tâm nghề cá, các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã được quy hoạch, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phân kỳ đầu tư...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh việc đổi mới phương thức tổ chức sản xuất ngành thủy sản, trong đó lưu ý hình thành các tổ đội sản xuất, hợp tác sản xuất, tăng cường liên kết trong sản xuất, nhất là liên kết giữa doanh nghiệp với ngư dân từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, bền vững kết hợp nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn trên biển.

Đề xuất chính sách hỗ trợ cho ngư dân

Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa tàu cá, đóng mới tàu vỏ thép, đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, vay tín dụng thương mại phục vụ sản xuất đối với ngư dân, nuôi trồng thủy sản với lãi suất khoảng 5%/năm, thời hạn cho vay 10 năm (riêng đối với đóng mới tàu cá, không tính lãi trong thời gian đóng tàu); phương thức, thủ tục cho vay bảo đảm thuận tiện, phù hợp; nghiên cứu, xem xét cho ngư dân dùng tàu sẽ được đóng bằng vốn vay (tài sản hình thành trong tương lai) làm tài sản thế chấp.

Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ bảo hiểm tàu cá và thân thể đối với ngư dân tham gia hoạt động khai thác trên biển; khẩn trương xem xét bổ sung kinh phí xúc tiến thương mại như kiến nghị của Bộ Công Thương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương tiếp tục tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy sản tại các thị trường lớn; trong quá trình đàm phán các hiệp định tự do thương mại với các đối tác, lưu ý các nội dung về giảm thuế, mở cửa thị trường, dỡ bỏ các rào cản về thương mại, kỹ thuật, tạo thuận lợi cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận các thị trường.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản theo quy hoạch đã được phê duyệt, gồm: hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão, lựa chọn một số khu neo đậu ưu tiên hoàn thành trước như các khu: Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cồn Cỏ, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc...; cảng cá gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá; thông tin trên biển, bảo đảm an toàn cho dân.

Đẩy mạnh hình thành tổ, đội khai thác trên biển

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tăng cường công tác quản lý quy hoạch các hoạt động thủy sản; đẩy mạnh việc hình thành các tổ, đội trong khai thác thủy sản trên biển, tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đồng thời chủ động thu xếp, bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ thêm một phần lãi suất cho vay (kết hợp với chính sách hỗ trợ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) bảo đảm lãi suất hợp lý, hỗ trợ tối đa cho ngư dân được vay vốn; đặc biệt quan tâm đến chính sách xóa đói giảm nghèo tại các xã ven biển, xã bãi ngang; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc không sử dụng thuốc nổ trong đánh bắt, khai thác thủy sản, không xâm phạm trái phép vùng biển nước ngoài.

Phan Hiển