• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển khai giải pháp định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện các nhóm giải pháp và kế hoạch hành động đề ra trong Đề án: "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ" đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số
18/04/2012 16:42

 Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiến độ trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA và dự thảo các thông tư hướng dẫn kèm theo.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2012 về việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính xem xét, quyết định việc ban hành Hướng dẫn về phân bổ, quản lý, thực hiện và giám sát việc giải ngân vốn đối ứng cấp phát từ ngân sách cho các chương trình dự án ODA, vay vốn ưu đãi, trong đó có chính sách ưu tiên đối với từng ngành, lĩnh vực và địa bàn khó khăn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8520/VPCP-QHQT ngày 30/11/2011.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan liên quan tổ chức các cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA có nhiều vướng mắc, khó khăn, giải ngân chậm, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể đối với từng dự án để tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện.

Theo Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ" đã được Thủ tướng phê duyệt, có 8 ngành và lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong thời kỳ 2011 - 2015 gồm: 1- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; 2- Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; 3- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; 4- Phát triển nông nghiệp và nông thôn; 5- Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 6- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; 7- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; 8- Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ.

Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011 - 2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD (tương đương khoảng 6% tổng đầu tư xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình và dự án ký kết trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển sang.

Như vậy, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011 - 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân sẽ đạt khoảng 2,8 - 3,2 tỷ USD.

Đức Trung