• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Triển lãm bản kinh Phật trên lá bối 2.000 năm tại Huế

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/4, sau khi cung nghinh bản kinh cổ từ Thái Lan về, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, hệ phái Phật giáo Nam Tông tại Huế tổ chức Triển lãm "Tam Tạng kinh Phật - khắc trên lá bối 2.000 năm tuổi". Đây là bản kinh cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Nhân loại.

26/04/2016 15:39
Bản kinh cổ có niên đại 2.000 năm được đặt ngay trước chùa Huyền Không để người dân và du khách chiêm bái.
Đây là cổ vật văn hóa đặc biệt nằm trong bộ sưu tập của của ông Schoeyen, một học giả và là nhà khảo cổ Na Uy, được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan - địa điểm gần vị trí hai pho tượng Phật đứng, tạc trong núi đá đã bị lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban cho nổ mìn phá hủy vào năm 2001. Bản kinh cổ là một bảo vật vô giá về văn hóa Phật giáo, một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của Đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước.

Thượng tọa Pháp Tông, Phó Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng hệ phái Phật giáo Nam tông tại Thừa Thiên-Huế, trụ trì chùa Huyền Không cho biết: Bộ thủ bản kinh Phật cổ xưa được triển lãm lần này sẽ có những tờ (lá) là các đoạn trong Tạng kinh, Tạng vi diệu pháp, Tạng luật và các bản kinh của Mahayana, tất cả được bọc bởi một lồng kính nhỏ trưng bày phía trước tiền sảnh chùa. Du khách, Phật tử sẽ được tận mắt chứng kiến bản kinh cổ viết tay trên lá bối (một loại cây cọ) còn gần như y nguyên nét mực, dù đã có từ 2.000 năm trước.

Những cổ vật được khai quật nằm ở thời kỳ đầu của Phật giáo. Những thủ bản triển lãm đã được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy và được Giáo hội Phật giáo Thái Lan đề bạt Chính phủ Na Uy cho mượn để triển lãm ở Thái Lan cùng các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ.

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tổ chức triển lãm và đồng ý kết nối triển lãm với Festival-Huế (từ 29/4-4/5) như một sự kiện tiền lễ hội.

Bản kinh Phật trên lá bối 2.000 năm tuổi được trưng bày tại chùa Huyền Không, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, diễn ra trong hai ngày 26-27/4.
Linh Anh