• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trực thăng hai loại cánh quạt

Máy bay trực thăng X3Eurocopter (của Châu Âu) đã đạt kỷ lục bay tốc độ 472 km/giờ. Sở dĩ X3Eurocopter đạt tốc độ cao như vậy là vì nó kết hợp tốt hai loại cánh quạt.

14/06/2013 12:08

Dòng máy bay trực thăng nhờ bộ đĩa cánh quay phẳng tạo đệm không khí mà “cất” lên. Tuy vậy, nguyên lý “đĩa” cánh quạt tồn tại hiện tượng không cân đối lực nâng trong bay tiến, do đó tốc độ khó tăng cao. Các máy bay trực thăng truyền thống bay nhanh nhất cũng chỉ giới hạn tốc độ khoảng trên 281km/h.

 Các nhà khoa học của Eurocopter đã phát triển loại máy bay sử dụng hai loại cánh quạt. Đó là loại X3 Eurocopter.

Nó trang bị hai động cơ turboshaft RTM 322, công suất 1.693 kW/mỗi chiếc, cung cấp cho “đĩa” quay chính gồm 5 lá cánh và hai cụm cánh quạt phụ (lắp ngang như máy bay cánh bằng). Hai cụm cánh quạt này lắp bên sườn trực thăng, kết quả là tốc độ máy bay cải thiện rất tốt.

Máy bay trực thăng thường sử dụng cánh quạt đuôi để chống lại hiệu ứng mô-men xoắn của “đĩa” quạt chính. X3 không cần guồng cánh quạt đuôi. Mà cánh quạt bên phải của X3 tốc độ quay cao hơn, có tác dụng chống lại hiệu ứng mô-men xoắn, thay cho cánh quạt đuôi truyền thống.

 Hiện X3 cấu trúc hai đuôi đứng và đuôi ngang lớn, giúp chuyến hướng dễ dàng (thay chức năng lái hướng của cánh quạt đuôi). X3 Eurocopter có thể nghiêng trái, phải tới 60 độ, tính cơ động cao.

Tháng 12 tháng năm 2011 trực thăng V3 đã bay thử đạt tốc độ 430 km/h). Chuyến bay mới nhất đầu tháng 6 - 2013 được thử sức tại Pháp, X3 Eurocopter đạt 472 km/h ở độ cao 3000 mét trong suốt 40 phút, tốc độ vọt ngược đạt 25 m/s. Với kỷ lục này X3 Eurocopter được coi là máy bay trực thăng nhanh nhất.

Vừa có tốc độ hành trình cao mà vẫn giữ tính năng “lên thẳng” tạo ra cho X3 khả năng bay, vận chuyển phù hợp cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt, lực lượng chiến đấu và chuyển thương.

Trung Văn (theo Eurocopter, Flyingmag)