• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung đoàn 96: Lá chắn của Đà Nẵng mùa Đông năm 1946

(Chinhphu.vn) - Là lực lượng chính quy duy nhất bảo vệ nội thành Đà Nẵng, Trung đoàn 96 đã cầm chân quân Pháp suốt 30 ngày, không cho địch mở rộng vùng chiếm đóng, kéo dài thời gian để quân và dân ta xây dựng căn cứ địa vững vàng.

17/12/2016 08:55

Lá cờ “Giữ vững” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng cho Trung đoàn 96, nay được lưu giữ tại Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh VGP/Hồng Hạnh
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và Thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng từ 3.000 quân lên 7.000 quân đổ bộ vào Đà Nẵng, hòng đánh nhanh, thắng nhanh địa bàn chiến lược khu vực miền Trung để mở rộng vùng chiếm đóng về hai đầu đất nước.

Vào thời điểm này, tại Đà Nẵng, Trung đoàn 93 chịu trách nhiệm ở vòng ngoài và Trung đoàn 96 là đơn vị chủ lực chịu trách nhiệm chiến đấu ở nội thành.

Nhận được chỉ thị của Ủy ban Hành chính Nam Trung Bộ, lúc 13h ngày 19/12/1946, tại số nhà 18 phố Ga (nay là số 16 Hoàng Hoa Thám) đã diễn ra hội nghị quân sự đặc biệt. Tại đây, các đồng chí chỉ huy gồm Đàm Quang Trung, Huỳnh Ngọc Huệ, Nguyễn Bá Phát, Lê Kích… quán triệt Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch và mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Trung đoàn 96 khẩn trương triển khai các phương án tác chiến với chủ trương tiêu hao sinh lực địch, không cho địch thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, tạo điều kiện cho đồng bào tản cư ra ngoài Thành phố, xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài.

Hòa cùng tiến súng kháng chiến của cả nước, 6h30’ sáng 20/12/1946, bộ đội, tự vệ Đà Nẵng đồng loạt nổ súng tiến công đánh sập Nhà Đèn. Công nhân tự vệ ga Đà Nẵng lái một đầu máy xe lửa chạy thẳng ra cầu Thủy Tú để đánh phá cầu. Cầu Cẩm Lệ phía nam cũng bị đánh sập. Như vậy, hai con đường độc đạo nối liền Đà Nẵng với phía bắc - Huế và phía nam - Quảng Nam đã bị chia cắt.

Các tiểu đoàn 17, 18, 19 của ta được phân công kẹp chặt các mục tiêu, phối hợp với dân quân, tự vệ, biệt động thành… quần đánh với địch trên từng góc phố, từng căn nhà.

Dù mới được thành lập khoảng 9 tháng (6/3/1946), vũ khí thiếu thốn, nhưng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 96 đã kiên cường chiến đấu bảo vệ, kìm chân quân Pháp trong nội thành Đà Nẵng lâu nhất có thể.

Ông Đinh Công Tấn, chiến sĩ trinh sát của Trung đoàn 96 nhớ lại, dù chỉ có những vũ khí thô sơ như giáo mác, dao găm, mã tấu… nhưng nhiều anh em vẫn đánh xáp lá cà với địch.

Từ dọc sông Hàn lên Cổ viện Chàm, Yên Khê, sân bay chỉ khoảng 2 km nhưng địch phải mất đến 5 ngày và hơn 500 quân mới có thể đẩy lùi được bộ đội ta. Tiểu đoàn 17 luồn về khu vực sân Ga, chợ Cồn, đường Tăng Bạt Hổ diệt địch.

Ông Đinh Công Tấn, chiến sĩ trinh sát của Trung đoàn 96 . Ảnh: VGP/Hồng Hạnh
Ông Tấn nhớ lại, những tên lính lê dương đã không thể tưởng tượng được sức mạnh của lòng yêu nước trong những người lính Việt Nam nhỏ bé. Điều đó làm chúng khiếp sợ, bỏ chạy hoặc co cụm lại.

Cùng với bộ đội chủ lực, nhân dân Đà Nẵng hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Người dân đem bàn ghế, giường, tủ dựng chướng ngại vật cản bước tiến của địch...

Nhiều người dân Đà Nẵng không đi tản cư mà ở lại cùng bộ đội đánh giặc, dùng trái mù u đem thả trên đường nhựa. Khi quân địch trượt ngã, người dân ùa ra dùng đòn gánh, gậy gộc đánh trả.

Xúc động nhất là các cụ già khi nói với lực lượng bộ đội chủ lực: “Các chú đánh được thì mình cũng đánh được”. Chị em phụ nữ không trực tiếp đánh giặc thì nấu cơm cho bộ đội.

Ông Tấn nhớ lại, ở phía tây, tây nam, tây bắc Thành phố, nhân dân và bộ đội đã hình thành chiến thuật phòng ngự vững chắc. Các công sự, ụ hỏa lực nối liền nhau để nhử địch vào tiêu diệt. Du kích khu vực Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Nhơn (thuộc Hòa Vang) làm bù nhìn rơm nhử máy bay địch trút bom vào đó để bộ đội ta ở khu vực khác được an toàn, cơ động chiến đấu.

Ông Lê Đình Kiến, tự vệ hỏa xa (công nhân ga Đà Nẵng). Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Ông Lê Đình Kiến, tự vệ hỏa xa ga Đà Nẵng nhớ lại, nhân dân khu vực Đông Bích, Thái Lai, Túy Loan… không chịu đi tản cư mà bám theo bộ đội tiếp tế cơm nước, rồi cùng gia nhập vào Tiểu đoàn 17, 18, 19.

Nhờ vậy cho nên suốt 30 ngày, địch muốn tốc chiến tốc thắng Đà Nẵng nhưng không đạt được mục đích. Sau đó, Trung đoàn 96 được lệnh dần rút quân khỏi nội thành Đà Nẵng, nhưng vẫn để lại lực lượng nòng cốt như trinh sát, tự vệ, du kích… đánh lẻ để tiêu hao quân lực địch.

Trước sự kiên cường của quân và dân Quảng Nam, Đà Nẵng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã biểu dương chiến công này: “So với toàn quốc, mặt trận Đà Nẵng được liệt vào hạng đánh mạnh nhất, dẻo dai nhất”. Với chiến công đó, Trung đoàn 96 vinh dự được nhận lá cờ “Giữ vững”.

Sau này, Trung đoàn 96 tiếp tục chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, giúp nước bạn Lào. Cuối năm 1954, Trung đoàn tập kết ra Bắc trong đội hình Sư đoàn 305 và đến nay, Trung đoàn 96 được biên chế vào Sư đoàn 309, Quân đoàn 4.

Trung đoàn 96 đã nhận được nhiều phần thưởng, huân, huy chương cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng vì những chiến công đặc biệt xuất sắc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Hồng Hạnh