• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm

(Chinhphu.vn) – Năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 đạt 6,5%, mức thấp hơn so với mục tiêu 6,5 -7% đặt ra cho năm 2016.

06/03/2017 10:03

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tình bày báo cáo trước Quốc hội ngày 5/3. Ảnh: THX

Tại kỳ họp thường niên lần thứ 5 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói đây là mục tiêu tăng trưởng thấp nhất mà Chính phủ đặt ra trong vòng 25 năm trở lại đây, kể từ năm 1992 (6%). Mục tiêu tăng trưởng năm 2017 cũng thấp hơn mức tăng trưởng thực tế đạt được trong năm 2016 (6,7%).

Trung Quốc hiện đang nỗ lực chuyển từ tăng trưởng “nóng” chủ yến dựa vào xuất khẩu và đầu tư, sang mô hình tăng trưởng bền vững dựa vào tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này đang diễn ra phức tạp vì làm tăng trưởng chậm lại và giảm giá đồng nội tệ, đồng thời kéo theo những lo ngại về nguy cơ "bong bóng" nhà đất và khủng hoảng nợ xấu.

Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cũng bày tỏ sự thận trọng trước "những tình huống phức tạp hơn và nghiêm trọng hơn" ở cả trong nước và nước ngoài khi nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn khá chậm chạp và không đồng đều, xu hướng bảo hộ và phi toàn cầu hóa đang gia tăng, tiềm ẩn nhiều bất trắc trong định hướng chính sách của các nền kinh tế lớn. Trong khi đó, Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn thách thức và mang tính quyết định trong quá trình phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2016 (đạt 6,7%) cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Ông Lý Khắc Cường cho biết mức tăng trưởng này sẽ vẫn đủ để đạt tới mục tiêu mà đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế đất nước vào năm 2020 so với mức năm 2010.

Một số mục tiêu khác được đặt ra trong báo cáo trên gồm lạm phát ở mức 3%; số việc làm mới ở khu vực đô thị đạt 11triệu, tăng 1 triệu việc làm so với năm 2016; duy trì thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP (khoảng 2.380 tỷ NDT- tương đương 345 tỷ USD) nhằm tạo điều kiện tiếp tục giảm thuế và phí cho các doanh nghiệp.

Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng, sử dụng các công cụ chính sách để duy trì sự ổn định căn bản trong lưu thông, tiếp tục cải cách tỷ giá hối đoái đồng nội tệ và duy trì vị trí ổn định của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thanh Xuân