• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp nào áp dụng quy định mua sắm tài sản công?

(Chinhphu.vn) - Cơ quan của bà Nguyễn Thị Kiều Diễm (Gia Lai) xác định các gói thầu sửa chữa trụ sở, mua sắm trang phục kiểm lâm... là mua sắm hàng hóa, dịch vụ, không thuộc đối tượng tài sản công.

07/05/2025 09:02

Tuy nhiên, theo ý kiến của Sở Tài chính, tất cả gói thầu triển khai thực hiện mua sắm, sửa chữa phục vụ cho hoạt động đơn vị hành chính, sự nghiệp là mua sắm tài sản công và áp dụng phân cấp thẩm quyền mua sắm tài sản công. Các gói thầu mua sắm, sửa chữa phục vụ cho người dân mới xác định là hàng hóa, dịch vụ và áp dụng phân cấp thẩm quyền tại khoản 2 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

Bà Diễm hỏi, trường hợp nào là áp dụng thẩm quyền mua sắm tài sản công? Trường hợp nào áp dụng mua sắm hàng hóa, dịch vụ?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) có ý kiến như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1; điểm c và điểm d khoản 2 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 của Chính phủ, thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. 

Đối với mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc khoản 1 Điều 91, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định và được quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng; Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, trường hợp mua sắm hàng hóa, dịch vụ là tài sản công thì thẩm quyền quyết định việc mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. 

Trường hợp mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc khoản 1 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm. 

Đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm.

Việc xác định hàng hóa, dịch vụ là tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Chinhphu.vn