• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp nào được cộng nối thời gian công tác trong CAND?

(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Hữu Mạnh (Bắc Kạn) công tác trong lực lượng Công an nhân dân từ tháng 2/1975, đến tháng 5/1990 ông phục viên về địa phương. Từ tháng 5/1995 đến nay công tác tại UBND xã Dương Phong, trải qua các vị trí công tác: Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND, Cán bộ văn phòng – thống kê xã.

30/01/2015 10:02

Ông Mạnh hỏi, trường hợp của ông có được cộng thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân (CAND) vào thời gian công tác tại xã để tính hưởng chế độ BHXH không? Nếu không thì ông có được hưởng chế độ theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương không?

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn trả lời ông Nguyễn Hữu Mạnh như sau:

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007; Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 4/8/2014:
 
“Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại các y tế, xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 1/1/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 14/1/2002; Điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội”.

Đối chiếu quy định trên, căn cứ Công văn số 5039/BHXH-CSXH ngày 19/12/2014 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 153/2013/NĐ-CP và Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH, trường hợp của ông Mạnh nếu có đủ hồ sơ hợp lệ và không hưởng chế độ trợ cấp theo các Quyết định nêu tại Khoản 7 Điều 1 Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH, đề nghị ông cung cấp hồ sơ cho UBND xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (đơn vị nơi ông đang công tác) lập và nộp về BHXH huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn để xem xét, giải quyết cộng nối thời gian công tác theo quy định.

Chinhphu.vn