• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Trường hợp nào người sử dụng lao động phải trả chế độ tai nạn lao động?

(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Văn Thiện (Quảng Ngãi) làm việc tại nhà máy sản xuất tinh bột mỳ theo hợp đồng lao động ký với nhà máy là 1 năm. Trong lúc kiểm tra tinh bột mỳ vào thiết bị sấy, ông bị bột mỳ bắn vào mặt và bị ngã gãy tay.

06/12/2022 17:20

Tuy nhiên ông Thiện không được giải quyết chế độ tai nạn lao động vì nhà máy không đóng bảo hiểm xã hội cho ông. Vậy, ông Thiện phải làm thủ tục gì để được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Quảng Ngãi trả lời như sau:

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định: “Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động với mức như sau: 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH”.

- Tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH; thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động”.

Đối chiếu các quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động đã không đăng ký đóng và không đóng BHXH cho ông tại thời điểm ông xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, trường hợp này người sử dụng lao động phải trả chế độ cho ông theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, ông yêu cầu đơn vị có trách nhiệm truy đóng BHXH cho ông theo hợp đồng lao động đã ký kết với ông.

Hải Hoa