• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn 1,28%

(Chinhphu.vn) - Chiều 9/10, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp thông qua báo cáo giám sát chuyên đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

10/10/2024 09:34
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang còn 1,28%- Ảnh 1.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giảm qua từng năm - Ảnh: VGP/LS

Chiều 9/10, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp thông qua báo cáo giám sát chuyên đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Theo dự thảo báo cáo giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang, với sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã, tính đến tháng 6-2024 các mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu chủ yếu của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cơ bản đã đạt tiến độ kế hoạch đề ra.

Các địa phương thực hiện cơ bản đầy đủ các nội dung của chương trình, bảo đảm nguyên tắc công khai, có sự tham gia của người dân và cộng đồng, tạo ra những tác động tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nhiều hộ có sinh kế ổn định và giảm nghèo bền vững.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giảm qua từng năm. Kết quả rà soát hộ nghèo đầu kỳ giai đoạn 2022-2025 theo chuẩn nghèo đa chiều vào cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh: Hộ nghèo 11.868 hộ, tỷ lệ 2,57%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số 3.314 hộ, tỷ lệ 4,73%. Kết quả rà soát năm 2023: Hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 5.990 hộ, tỷ lệ 1,28%; trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 1.679 hộ, tỷ lệ 2,4%. Ước kết quả rà soát năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Kiên Giang giảm còn 1,08%.

Công tác bố trí vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước được thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật và nguyên tắc, tiêu chí, định mức để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình trong giai đoạn 2022-2024 là 238,329 tỷ đồng; kết quả ngân sách trung ương đã giải ngân 109,439 tỷ đồng, đạt 53%; ngân sách địa phương đã giải ngân 10,528 tỷ đồng, đạt 34%.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gồm 7 dự án, kết cấu thành 2 dự án độc lập và 5 dự án với 11 tiểu dự án; trong đó, tỉnh Kiên Giang thực hiện 6 dự án gồm 1 dự án độc lập và 5 dự án với 10 tiểu dự án. 

Cụ thể: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin…

Dự thảo báo cáo giám sát chỉ ra hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, da dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nhìn chung chưa cao, chưa có nhiều đổi mới, chưa đa dạng về mô hình. Nhiều địa phương chỉ tập trung vào phát triển các mô hình nông nghiệp mà chưa mạnh dạn nghiên cứu để phát triển các mô hình phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn và thời gian hòa vốn thấp hơn, phù hợp với các đối tượng người già, neo đơn không đủ sức lao động nông nghiệp...

Lê Sơn