Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh: VGP/Huy Thắng |
Với 1 phiên toàn thể và 2 phiên thảo luận chuyên đề, các chuyên gia cao cấp sẽ cùng các nhà hoạch định chính sách bàn thảo biện pháp chính sách tài khóa bền vững, thu, chi ngân sách và dự toán hiệu quả trong bối cảnh nợ công tại các nước lan rộng…
Các ý kiến tham luận tại hội thảo cho rằng, hiện nay, vấn đề bền vững tài khóa đã được nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những thách thức về tính ổn định nguồn thu, xu hướng tăng chi trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế… Vì vậy, nhiều nước đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính công, kế hoạch ngân sách và chi tiêu, giảm các thủ tục hành chính, và tăng cường dịch vụ tài chính công điện tử. Từ đó, giảm thời gian chi phí cho việc xử lý số liệu, tập trung vào phân tích chính sách cho trung và dài hạn, cải thiện năng lực dự báo thu, quy trình ngân sách, cơ sở dữ liệu, kết nối quản lý ngân sách hiệu quả từ Trung ương địa phương, xây dựng ngân sách trong trung và dài hạn.
Tại Việt Nam, Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đặt mục tiêu: 100% các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài chính từ cấp tỉnh trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin; Cung cấp 30 dịch vụ công của Bộ Tài chính từ mức độ 3 trở lên; 90% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 80% các khoản nộp thuế được thực hiện dưới hình thức điện tử; 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử; thực hiện cơ chế hải quan một cửa đạt 60%...
Đặc biệt, tới năm 2015, 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính cùng các hoạt động như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia, thí điểm hình thức mua sắm công tập trung… sẽ được thực hiện qua mạng.
Huy Thắng