• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Uy lực Tàu khu trục Báo biển - Gepard 3.9

(Chinhphu.vn) - Tàu khu trục Gepard 3.9 được đánh giá đa nhiệm nhất trong các phiên bản của khinh hạm Gepard do gói gọn được toàn bộ khả năng tác chiến hải quân trên một chiến hạm chỉ có độ choán nước đạt hơn 2.000 tấn.

23/09/2017 17:00

Ngày 21/9, khi đề cập tới vấn đề vừa qua một số cơ quan thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài đưa tin về việc vận chuyển chiếc tàu Gepard đầu tiên thuộc cặp tàu thứ 2 từ Nga về Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “Việc Nga giao tàu khu trục cho Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước và đáp ứng nhu cầu bảo đảm an ninh của Việt Nam”.

Tàu khu trục Gepard 3.9 (Báo đốm) được trang bị pháo tên lửa hiện đại, vũ khí phòng không, chống ngầm, cũng như vũ khí chống ngư lôi và chống đổ bộ. Tàu có lượng rẽ nước khoảng 2.200 tấn.

Hiện tại, Hải quân Việt Nam đang sở hữu cặp chiến hạm Gepard 3.9 là tàu Lý Thái Tổ và tàu Đinh Tiên Hoàng.

Tàu hộ vệ tên lửa Báo đốm có hệ thống động lực mạnh mẽ nhờ sử dụng 2 động cơ có tổng công suất đạt gần 15.000 mã lực và động cơ diesel 86B 8.000 mã lực.

Tàu Gepard 3.9 được trang bị các loại vũ khí có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển trong tầm hỏa lực cho phép.

Vũ khí tấn công chính là tổ hợp tên lửa đối hạm Kh-35 UranE (3M24E) có tầm bắn đạt 130 km.

Tổ hợp pháo-tên lửa Palma đặt ở mũi tàu bao gồm hai pháo AO-18KD/6K30GSh 30 mm và 8 đạn tên lửa dẫn bắn bằng laser Sosna-R. Palma có khả năng vô hiệu hóa các mục tiêu bay ở khoảng cách từ 200-8.000 m và tầm cao tối đa tới 3.500 m.

Đặc biệt, phiên bản Gepard 3.9 được trang bị sàn đỗ cho máy bay trực thăng hải quân đa nhiệm Ka-27 Helix mở rộng khả năng tác chiến săn ngầm và diệt hạm.

Báo biển Gepard 3.9 được đánh giá đa nhiệm nhất trong các phiên bản của khinh hạm Gepard do gói gọn được toàn bộ khả năng tác chiến hải quân trên một chiến hạm chỉ có độ choán nước đạt hơn 2.000 tấn.


Trong một diễn biến liên quan, TTXVN dẫn nguồn từ hãng tin Sputnik ngày 29/5/2016 cho biết, Nga và Việt Nam đang thảo luận vấn đề đóng cặp tàu Gepard -3.9 thứ ba dành cho Hải quân Việt Nam, tại nhà máy tại Zelenodolsk, thuộc tập đoàn nhà nước Rostex.

Về sức mạnh của báo biển nâng cấp, theo hãng tin Nga, hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, các khinh hạm 3.000 tấn lớp Formidable của Singapore cùng với DW-3000F của Thái Lan được đánh giá có sức mạnh vượt trội.

Mới đây, Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã chính thức giới thiệu cấu hình chi tiết của tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 - Dự án 11661 nâng cấp, chiếc chiến hạm này rất nhiều khả năng sẽ được đối tác truyền thống của Nga tại khu vực Đông Nam Á tiếp tục đặt mua nhằm nâng cao sức mạnh hạm đội tàu mặt nước của mình.

Nếu viễn cảnh trên diễn ra, có thể nói rằng phiên bản mới của Gepard 3.9 hoàn toàn đủ khả năng soán ngôi vị số 1, khiến Formidable cùng với DW-3000F trở thành "chiến hạm hạng hai".

Dựa theo mô hình trên, có thể nhận thấy lượng giãn nước của con tàu sẽ có thay đổi theo hướng gia tăng do phải "cõng" thêm bệ phóng thẳng đứng UKSK của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Kalibr-NK cùng với tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1/Redut. Ước tính thông số này sẽ tăng từ 2.100 tấn lên tới 2.500 tấn.

Nếu như trước kia vũ khí tấn công của “Báo đốm” không có gì nổi trội (so với Formidable và DW-3000F) khi chỉ có tên lửa chống hạm cận âm Kh-35E với cơ số và tầm bắn tương đương Harpoon. Nhưng trên bản hiện đại hóa, với tên lửa siêu âm 3M-54E tầm bắn 220 km, thay đổi đường bay linh hoạt ở các dải tốc độ khác nhau, năng lực diệt tàu mặt nước của Gepard 3.9 đã vượt trội hoàn toàn hai đối thủ.

Không chỉ có vậy, bệ phóng UKSK của Gepard 3.9 còn triển khai được cả tên lửa, ngư lôi chống ngầm 91RTE2, lẫn tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14TE, đây là điều mà nhiều chiến hạm 5.000 tấn không làm nổi.

Xét về năng lực phòng không hay chống ngầm, Gepard 3.9 cũng tỏ ra không hề thua kém hai lớp chiến hạm trên, 16 đạn 9M317ME tầm bắn 50 km (so với 50 km của RIM-162 ESSM của DW-300F và 30 km của Aster-15 trên Formidable) ngoài chức năng phòng không còn đổi được sang kênh đối hạm để bắn cả tàu chiến mặt nước khi cần thiết.

Trong trường hợp khách hàng yêu cầu lắp tên lửa 9M96E/E2 của hệ thống Redut thì Gepard 3.9 sẽ tạo lập chiếc ô phòng không hạm đội tầm bao phủ 120 km, tức là tương đương Aster-30.

Ngoài ra căn cứ theo cấu hình vũ khí của cặp Gepard 3.9 tiếp theo đang được thử nghiệm tại Nga, ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533 mm của nó sở hữu tầm bắn, tốc độ và đầu đạn lớn hơn loại hạng nhẹ 324 mm, khiến nhược điểm về cơ số đạn chỉ là 4 quả (so với 6 quả) cũng có thể chấp nhận được.

Rõ ràng sau khi đánh giá qua các chỉ số thiết yếu, bản nâng cấp của Gepard 3.9 ưu việt hơn hai lớp khinh hạm 3.000 tấn của Singapore, Thái Lan ở chỉ số tấn công trong khi chẳng hề thua kém về năng lực phòng thủ, nó sẽ chiếm vị thế độc tôn của cả Formidable lẫn DW-3000F trong trường hợp xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á.

Tại buổi tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey Vnukov, ngày 20/9, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng, hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Liên bang Nga là mối quan hệ truyền thống và ngày càng được củng cố, tăng cường trên nhiều lĩnh vực.

Thời gian tới, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung hợp tác mà hai bên đã thỏa thuận, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: Trao đổi đoàn, hợp tác đào tạo, hải quân, quân y và chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Andrey Vnukov  thống nhất cao với những đánh giá về mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đại sứ Andrey Vnukov khẳng định sẽ làm hết sức mình để góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.