• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vắc xin dịch vụ có tốt hơn vắc xin tiêm chủng mở rộng?

(Chinhphu.vn) - Vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Vì vậy không thể nói là vắc xin dịch vụ tốt hơn vắc xin trong Chương trình TCMR.

30/11/2015 08:02

Có 12 bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng được triển khai miễn phí trong Chương trình TCMR - Ảnh: VGP/Thuý Hà

Bộ Y tế tiếp tục giải đáp một số thắc mắc về vấn đề tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

Ông Hà Quang Tiệp (Ninh Bình): Xin hỏi vắc xin dịch vụ có tốt hơn vắc xin miễn phí không?

Bộ Y tế trả lời: Hiện nay, một số bậc phụ huynh có suy nghĩ muốn sử dụng vắc xin phải trả tiền trong tiêm chủng dịch vụ, vì cho rằng vắc xin đắt tiền tốt hơn vắc xin miễn phí trong Chương trình TCMR. Thực tế, vắc xin trong Chương trình TCMR là do nhà nước phải trả tiền để mua và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Vắc xin trong Chương trình TCMR hay vắc xin dịch vụ trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ. Vì vậy không thể nói là "vắc xin dịch vụ tốt hơn vắc xin miễn phí" trong Chương trình TCMR.

Thực tế là trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi đã được sử dụng các vắc xin trong Chương trình TCMR hàng năm. So với trước khi triển khai tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong Chương trình TCMR đã giảm rõ rệt, từ hàng chục đến hàng trăm lần. Một số bệnh đã được thanh toán và loại trừ: bệnh Bại liệt đã được thanh toán từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh đã được loại trừ từ năm 2005. Các bà mẹ hãy tin tưởng và đưa trẻ đi tiêm các vắc xin trong Chương trình TCMR. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bà Nguyễn Thị Linh (Hà Nội): Gần đây, có 2 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem ở Hải Dương và Nghệ An. Mặc dù các Hội đồng chuyên môn đã kết luận, nguyên nhân không liên quan đến vắc xin, nhưng là phụ huynh có con nhỏ đang trong thời gian tiêm vắc xin này tôi rất lo lắng. Cho tôi hỏi có vắc xin nào thay thế vắc xin này không? Hoặc thay vì tiêm vắc xin Quivaxem (5 trong 1), tôi có thể tiêm các mũi đơn cho cháu được không?

Bộ Y tế trả lời: Trẻ em dưới 1 tuổi cần được tiêm 3 mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, và viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib lúc 2,3 và 4 tháng tuổi.

Vắc xin Quinvaxem là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib. Đây là vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định về chất lượng và khuyến cáo các nước sử dụng loại vắc xin này để tiêm cho trẻ em. Vắc xin Quinvaxem cũng đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định và cấp phép lưu hành.

Tại Việt Nam đã có khoảng 25,5 triệu liều đã được sử dụng cho trẻ em từ tháng 6/2010, kết quả đánh giá nguyên nhân phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong thời gian qua cho thấy không liên quan đến chất lượng vắc xin.

Việc sử dụng vắc xin phối hợp phòng nhiều bệnh trong 1 loại vắc xin sẽ giảm số mũi tiêm so với việc sử dụng nhiều loại vắc xin đơn lẻ và tỷ lệ phản ứng sau tiêm không có sự khác biệt khi sử dụng vắc xin phối hợp.

Để kịp thời phòng bệnh cho trẻ các bà mẹ hãy tin tưởng và đưa trẻ đi tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đúng lịch, trẻ không được tiêm chủng đúng lịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh trước khi được tiêm chủng.

Bà Nguyễn Tố Tâm (Hà Nội): Xin hỏi những trường hợp nào được coi là "chống chỉ định" của việc tiêm phòng?

Bộ Y tế trả lời: Vắc xin là an toàn, có rất ít các trường hợp phải chống chỉ định, chỉ chống chỉ định với tiêm chủng trong những trường hợp sau:

- Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin cùng loại lần trước.

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, trước khi tiêm chủng các đối tượng tiêm chủng phải được cán bộ y tế khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng khi đủ điều kiện. Các bà mẹ cũng cần phối hợp với cán bộ y tế cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng của những lần tiêm chủng trước.

Ông Phạm Văn Linh (TP. Hồ Chí Minh): Con tôi giờ được 3 tháng, khi cháu hơn 1 tháng tôi cho cháu đi tiêm phòng 1 mũi VGSVB và 1 mũi phòng lao ở trạm y tế. Khi tiêm xong, tôi thấy vết tiêm phòng lao có vẻ như có sẹo hơi lồi, đến nay sau hơn 1 tháng chỗ đó sưng lên 1 chút và có mủ. Xin hỏi bé bị như vậy là do làm sao, có đáng ngại không? Khi tiêm về cháu bình thường, không sốt.

Bộ Y tế trả lời: Vắc xin phòng lao (BCG) là vắc xin sống giảm độc lực, vắc xin được tiêm trong da mặt ngoài phía trên cánh. Thông thường, sau  tiêm vắc xin BCG phòng lao khoảng 2 tuần tại vị trí tiêm hầu hết sẽ có biểu hiện sưng đỏ và xuất hiện một vết loét. Sau khoảng 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm. Trường hợp con ông là biểu hiện bình thường của trẻ đã được tiêm vắc xin BCG phòng lao, ông có thể yên tâm không cần phải xử trí gì.

Chinhphu.vn