• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vấn đề Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn thúc đẩy trừng phạt cứng rắn hơn

(Chinhphu.vn) - Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 6/7 đã nhất trí tăng cường hợp tác để thúc đẩy một nghị quyết trừng phạt cứng rắn hơn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa gần đây nhất của Bình Nhưỡng.

07/07/2017 11:00

Tại cuộc gặp 3 bên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở thành phố Hamburg, Đức, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết gia tăng sức ép lên Triều Tiên, đồng thời nhất trí thúc đẩy Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Mỹ-Nhật-Hàn kêu gọi Trung Quốc thắt chặt hơn các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong các nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Các lãnh đạo này cũng cho biết sẽ đi đầu trong các nỗ lực nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ của G20 tới Bình Nhưỡng.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe hối thúc cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép lên Triều Tiên. Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ "không bao giờ từ bỏ" nỗ lực kêu gọi Trung Quốc gây sức ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 là cuộc gặp 3 bên đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in lên nắm quyền hồi tháng 1 và tháng 5 vừa qua.

Phát biểu sau cuộc gặp kéo dài 75 phút, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Norio Maruyama khẳng định các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc đối thoại rất sâu sắc về vấn đề Triều Tiên và vai trò của Trung Quốc là rất quan trọng.

Khi được hỏi liệu các bên có thảo luận về một hành động quân sự hay không, ông Maruyama cho biết không có thảo luận nào về các biện pháp khác mà các bên có thể tiến hành.

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói rằng Washington nhận thấy "không có sự liên quan" giữa chương trình vũ khí của Triều Tiên và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. Bởi vậy, Mỹ phản đối kế hoạch của Nga - Trung kêu gọi cả hai bên ngừng các hành động của mình.

Cùng ngày 6/7, kênh truyền hình CNN đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên phóng thử ngày 4/7 vừa qua không đưa các bên tiến gần hơn tới một cuộc chiến và các nỗ lực của Washington nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này tiếp tục được dẫn đầu bởi các biện pháp ngoại giao và kinh tế.

Trong một động thái khác liên quan đến vấn đề tên lửa của Triều Tiên, ngày 6/7, phát biểu với các phóng viên trước khi lên đường tham dự hội nghị G20, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã lên án mạnh mẽ hành động phóng thử tên lửa xuyên lục địa mới nhất của Triều Tiên, đồng thời kêu gọi các cường quốc cùng phối hợp ngăn chặn.

Tuy nhiên, ông Turnbull cho biết Chính phủ Australia sẽ không ủng hộ hành động quân sự nhằm vào Triều Tiên và cũng không áp đặt trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc như một cách để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải làm nhiều hơn để ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Theo ông Turnbull, Australia sẽ tiếp tục ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nước này cũng có biện pháp trừng phạt độc lập đối với các tổ chức, cá nhân của Triều Tiên.

* Trong một diễn biến liên quan, ngày 6/7, Nga đã phản đối Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra tuyên bố kêu gọi áp đặt "những biện pháp đáng kể" để đáp trả vụ Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, với lập luận rằng tên lửa này thực tế chỉ là một tên lửa tầm trung.

Theo các nhà ngoại giao tại Liên Hợp Quốc, Mỹ đã lưu hành tuyên bố trên sau khi thông báo kế hoạch về một nghị quyết trừng phạt mới song Nga đã phản đối. Dự thảo tuyên bố nhắc lại Hội đồng Bảo an nhất trí tăng cường "nhiều biện pháp hơn nữa" trong trường hợp Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa hay hạt nhân, và cơ quan quyền lực nhất của Liên Hợp Quốc sẽ bắt đầu "làm việc ngay lập tức nhằm đưa ra các biện pháp như vậy".

Các nhà ngoại giao cho biết Nga đã phản đối chi tiết khẳng định "Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" đề cập trong tuyên bố dự thảo. Phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc khẳng định không ngăn chặn tuyên bố nói trên nhưng cho rằng Mỹ phải có sự "chỉnh sửa thích hợp đối với văn bản này", bởi Nga không thể nhất trí rằng tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng là một tên lửa xuyên lục địa. Phái đoàn Nga cho biết thêm rằng dựa vào hệ thống theo dõi của mình, Bộ Quốc phòng Nga tin rằng đây chỉ là một tên lửa tầm trung.

Trước đó, sáng 4/7, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời cảnh báo loại tên lửa này có thể tấn công vào bất cứ mục tiêu nào trên thế giới. Phía Triều Tiên tuyên bố loại ICBM này có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân lớn./.