• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Về trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

(Chinhphu.vn) – Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án hình sự có đồng phạm cho thấy có trường hợp người thực hiện hành vi có hành vi vượt quá yêu cầu của người tổ chức, xúi giục, giúp sức. Hậu quả là người thực hành đã thực hiện một tội phạm có trách nhiệm pháp lý nặng hơn, phải chịu truy cứu ở khung hình phạt cao hơn hoặc ở tội danh có mức hình phạt cao hơn.

27/07/2015 15:55

Vậy ở trường hợp này, những người đồng phạm khác có phải chịu chung trách nhiệm hình sự do người thực hiện hành vi gây ra hay không?

Điều 20 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm”.

Thực tế, không phải khi nào người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác (như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) đặt ra. Có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Có trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác.

Các chuyên gia tội phạm học, khoa học hình sự đã đề cập vấn đề này trong nhiều bài viết, nhiều diễn đàn khoa học và cho đây là hành vi thái quá, vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm.

Do Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có quy định rõ về vấn đề này, dẫn đến chưa có sự thống nhất về quan điểm và đường lối xử phạt.

Đã có nhiều ý kiến tranh luận về lý luận đồng phạm, trách nhiệm pháp lý của đồng phạm trong trường hợp người thực hành trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm vượt quá yêu cầu, không đúng với động cơ, mục đích, ý thức chủ quan của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

Có quan điểm cho rằng, Điều 20 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm, thì khi người thực hành thực hiện một tội phạm, cho dù hành vi phạm tội đó là thái quá, vượt quá yêu cầu của người đồng phạm hay không, thì người đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm do người thực hành thực hiện.

Đa số người có quan điểm khác lại cho rằng, hành vi thái quá, vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm và hậu quả do hành vi thái quá đó gây ra chỉ người thực hành phải chịu trách nhiệm hình sự còn những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm.

Xin nêu ví dụ về một vụ án hình sự có đồng phạm:

Nguyễn Xuân T. kinh doanh cầm đồ. Nguyễn Văn P. đến cầm cố một xe máy để vay tiền. Quá hạn, P. không trả tiền gốc và lãi vay. T. gọi điện thoại yêu cầu P. trả tiền. P chửi, thách thức T. là sẽ không trả tiền vì đã có tài sản cầm cố. T. giao cho nhân viên hiệu cầm đồ là Nguyễn Văn H. đến gặp P. để đòi nợ. Khi gặp mặt, hai bên lớn tiếng chửi bới lẫn nhau, nghi ngờ P. mang dao trong người, H. đã chạy vào một quán ăn lấy một con dao, đuổi theo P. chém 2 nhát vào vùng đầu P., gây thương tích 13%, rồi vứt dao bỏ trốn.

Trong vụ án này, các bị can đã bị khởi tố điều tra. Kết thúc điều tra, cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra gửi Viện Kiểm sát đề nghị truy tố T. với vai trò là người xúi giục về tội cố ý gây thương tích; đối với H. là người thực hành có hành vi thái quá, vượt quá yêu cầu của người xúi giục, dùng hung khí tấn công vào vùng trọng yếu trên cơ thể P. có thể dẫn đến chết người, hậu quả là đã gây thương tích cho P. với tỷ lệ 13% và H. bị đề nghị truy tố về tội giết người.

Ở vụ án này, cơ quan truy tố lại có quan điểm khác, cho rằng trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác phụ thuộc vào hành vi của người thực hành, tội phạm do người thực hành gây ra, người xúi giục là đồng phạm. Vì vậy cả người thực hành và người xúi giục đều bị truy tố về tội giết người.

Trên cơ sở chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được và kết quả xét hỏi trực tiếp tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo T. đã nêu quan điểm, động cơ, mục đích, ý thức chủ quan của T. khi giao cho nhân viên H. đến gặp P. là để đòi nợ, T. không yêu cầu, không mong muốn H. tước đoạt mạng sống của P. Nếu xác định T. là đồng phạm với vai trò người xúi giục, thì T. cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành là H.

Có thể nhận xét rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến cách hiểu khác nhau, không thống nhất về quan điểm và đường lối xử phạt đối với người đồng phạm (là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) trong trường hợp người thực hành có hành vi vượt quá yêu cầu của họ, là do trong quy định về đồng phạm tại Điều 20 của Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có chế định về hành vi vượt quá của người thực hành và trách nhiệm hình sự của người đồng phạm trong trường hợp này.

Để giải quyết vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, cùng với chế định về đồng phạm nêu tại Điều 17 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), ở khoản 4 Điều này đã bổ sung quy định “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Việc bổ sung chế định này là rất cần thiết, nếu được Quốc hội thông qua, thì chế định mới này là chuẩn mực pháp lý để những người tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất.

Luật sư Trần Văn Toàn

Đoàn Luật sư TP. Hà Nội