• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vênh số liệu xuất nhập khẩu - Từ góc nhìn chuyên gia

(Chinhphu.vn) - Gần đây báo chí và dư luận có đề cập sự khác nhau về số liệu xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2015 giữa Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan. Theo đó, TCTK đưa ra con số nhập siêu 4 tháng là 3 tỷ USD, trong khi con số nhập siêu của TCHQ chỉ là 2 tỷ USD.

20/05/2015 10:37

Xem xét số liệu 2 cơ quan công bố lâu nay, chuyên gia kinh tế -TS Bùi Trinh nêu ý kiến về những con số này.

Số liệu được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố lâu nay bao gồm 3 loại tương ứng với thời điểm công bố, trong đó “số liệu ước tính” được công bố khi tháng tham chiếu chưa kết thúc nhằm phục vụ nhanh nhu cầu nắm bắt số liệu để định hướng điều hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Sau khi đã có báo cáo đầy đủ hơn, TCTK đưa ra con số “sơ bộ thực hiện” và sau khi có đủ cơ sở rà soát lại sẽ đưa ra “số liệu chính thức”, thường sau gần 1 năm.

Hàng tháng, TCTK thường phải báo cáo Bộ KH&ĐT trước ngày 25 để phục vụ họp Chính phủ vào cuối tháng. Việc ước tính cả tháng được TCTK dựa trên số liệu đến ngày 15 hàng tháng và ước tính số liệu của 15 ngày cuối tháng. Như vậy số liệu ước tính khác với số liệu sơ bộ và số liệu chính thức sau này là điều bình thường, đặc biệt khi tình hình thực tế có biến động bất thường.

Số liệu ước tính được TCTK thống nhất với các cơ quan liên quan như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan (TCHQ) và Ngân hàng Nhà nước. Như vậy không thể coi sự khác biệt giữa số liệu ước tính, số liệu sơ bộ, chính thức là trách nhiệm của ai được, vì ngay số liệu của TCHQ 15 ngày đầu tháng cũng mới chỉ là số liệu sơ bộ.

TCTK không chỉ công bố số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa mà còn công bố cả số liệu về xuất nhập khẩu dịch vụ, vì xuất nhập khẩu trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) là xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Thường các chuyên gia và các nhà quản lý đều coi chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa là xuất siêu hoặc nhập siêu của nền kinh tế, thậm chí trước đây còn có ý kiến mang nặng tính thành tích như phải tính xuất khẩu theo giá c.i.f và nhập khẩu theo giá f.o.b để làm giảm nhập siêu (hoặc tăng suất siêu).

Theo chuẩn mực quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế được tính vào GDP bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; xuất khẩu hàng hóa thường được tính theo giá FOB (Free On Board) và nhập khẩu thường được tính theo giá CIF (Cost: Giá trị hàng hóa; Insurance: Phí bảo hiểm; Freight: Phí vận tải). Trong phí vận tải và phí bảo hiểm bao gồm phí vận tải và bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nước và phí vận tải và bảo hiểm được thực hiện bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Trong nhập khẩu dịch vụ thường cũng bao gồm phí bảo hiểm và vận tải của nước ngoài như vậy, để tránh trùng lặp trong cân đối tổng thể nền kinh tế, tổng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services) = nhập khẩu hàng hóa (CIF) nhập khẩu dịch vụ - phí dịch vụ bảo hiểm và vận tải do nước ngoài thực hiện.

Như vậy, năm 2014, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo giá (FOB) là 150 tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ là 11 tỷ USD và tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2014 là 161 tỷ USD.

Về nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa theo giá CIF năm 2014 của Việt Nam là 148,1 tỷ USD, nhập khẩu dịch vụ là 15 tỷ USD. Theo số liệu điều tra của TCTK, tỷ lệ phí vận tải và bảo hiểm (bao gồm do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thực hiện) là 6,6%; trong đó 18% do các doanh nghiệp trong nước thực hiện (Vinaline...) khoảng 1,8 tỷ USD và 82% do các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện khoảng 8 tỷ USD.

Tổng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 148,1 15 – 8 = 155,1 tỷ USD. Do đó, về tổng thể xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014, nền kinh tế Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 6 tỷ USD trong khi  nếu chỉ tính xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường nền kinh tế Việt Nam năm 2014 chỉ xuất siêu 1,9 tỷ USD.

Để cân đối tổng thể cung cầu của nền kinh tế vĩ mô, một phần khoản 1,8 tỷ USD do các doanh nghiệp trong nước thực hiện trong giá trị nhập khẩu theo giá c.i.f cần được tính thêm cho GDP. Như vậy khi cân đối tổng thể từ vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nền kinh tế Việt Nam năm 2014 được cộng thêm khoảng 6,6 tỷ USD.

Theo TS Bùi Trinh, hầu hết các nước trên thế giới thường không có số liệu ước tính mà chỉ có số liệu sơ bộ công bố sau tháng thực hiện khoảng 1 tháng. Không chỉ đối với số liệu về xuất nhập khẩu mà các số liệu vĩ mô khác cũng có tương tự.

Như vậy để đánh giá đúng thực trạng diễn biến của nền kinh tế, nên chăng không cần thiết phải sử dụng số liệu của chính tháng đó để đánh giá mà nên sử dụng số liệu của tháng hoặc quý trước đó. Tuy hơi chậm nhưng điều này sẽ cho các nhà hoạch định chính sách một cái nhìn chính xác và đúng thực chất về nền kinh tế hơn.

Bên cạnh đó, ngành Thống kê cũng nên cập nhật số liệu kịp thời hơn trên website của mình.

TS. Bùi Trinh