• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vì sao phải hạn chế sở hữu chéo?

Theo điều 193 (nhóm công ty mẹ, công ty con) tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, việc sở hữu chéo trong tập đoàn đã bị hạn chế với quy định “công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ của nhóm công ty”.

28/07/2014 10:20

 

Mục đích của việc hạn chế sở hữu chéo hiện vẫn chưa được thể hiện rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, vì sao phải hạn chế sở hữu chéo, và làm thế nào vẫn đạt mục đích đó mà không phải hạn chế quá mức?

Mục đích của việc hạn chế sở hữu chéo hiện nay chưa được thể hiện rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Sở hữu chéo, nếu ở mức độ đơn vị này kiểm soát đơn vị kia, thì có thể tạo ra doanh thu giả, lợi nhuận giả, hay chuyển giá giữa các thành viên trong công ty. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sở hữu chéo khiến cho ngân hàng này chỉ đạo ngân hàng kia cho vay, gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số hay thiệt hại cho chính ngân hàng bị chỉ đạo. Khi một ngân hàng gặp khó khăn thì các cổ đông sở hữu chéo lập tức “rút êm”, để lại hậu quả cho Nhà nước và nhân dân gánh chịu. Nhà nước vì không nỡ để thị trường tài chính xáo trộn nên buộc phải giải cứu và hậu quả là người đóng thuế phải chịu.

Mặt khác, sở hữu chéo có thể khiến việc một nhóm cổ đông có thể kiểm soát toàn bộ công ty mà không nhất thiết phải nắm cổ phiếu đa số trong công ty đó. Thí dụ công ty A nắm 20% cổ phần của công ty B. B lại nắm 20% cổ phần của công ty A. Điều này sẽ dẫn đến việc A có thể dùng tiền đầu tư của B để đầu tư vào kiểm soát C, sau đó C lại nắm 30% cổ phần công ty A. Như vậy cuối cùng A kiểm soát toàn bộ B, mà không cần phải bỏ đến 50% vốn.

Đối với những công ty lớn, dùng phương thức như vậy có thể khiến một cổ đông không chiếm đa số có thể kiểm soát được cả một tập đoàn lớn. Thí dụ trong tập đoàn Samsung có Công ty Samsung Everland, vốn điều lệ chỉ có 10 triệu đô la Mỹ nhưng lại nắm cổ phiếu rất nhiều đại công ty khác trong tập đoàn. Everland nắm 19,3% cổ phần Công ty Bảo hiểm Samsung Life, công ty bảo hiểm này lại nắm 7,5% cổ phần Công ty Điện tử Samsung Electronics và 5,2% cổ phần Công ty Samsung C&T. Samsung Electronics lại nắm 17,6% cổ phần Công ty Công nghiệp nặng Samsung Heavy, 2,6% cổ phần Công ty Quảng cáo Cheil Worldwide và 35,3% công ty tài chính tiêu dùng Samsung Card. 26,4% cổ phần Samsung Card là do Samsung Life nắm giữ. Đến lượt mình, Samsung Card lại nắm 5% Everland. Samsung C&T nắm 4,1% cổ phần Samsung Electronics, 2,4% cổ phần Samsung Card và 1,5% của Everland(1).

Tuy nhiên sở hữu chéo, nếu không đến mức độ kiểm soát dù trực tiếp hay gián tiếp, lại là một hình thức hỗ trợ nhau một cách hiệu quả về thương hiệu, công nghệ hay đơn giản vì các cổ đông thiểu số muốn như vậy để có uy tín từ những tập đoàn hùng mạnh.

Tại Úc, luật công ty quy định hạn chế sở hữu chéo nhưng chỉ trong phạm vi dẫn đến một công ty kiểm soát công ty kia. Khái niệm “kiểm soát” đã được nêu khá đầy đủ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 06) và vì vậy ban soạn thảo có thể tham khảo.

Nội dung quy định của điều 259C luật công ty Úc như sau: nếu một công ty nắm vốn của công ty mẹ, hay công ty con được phát hành hay tặng cổ phiếu của công ty mẹ, hay hai công ty nắm cổ phiếu của nhau dẫn đến tình trạng một công ty kiểm soát công ty kia, thì trong vòng 12 tháng từ khi xảy ra sự kiện trên, các công ty phải dàn xếp sao cho hoặc công ty bị kiểm soát phải ngừng nắm cổ phiếu của công ty kiểm soát, hoặc công ty kiểm soát phải thôi kiểm soát công ty kia. Theo đó, nếu việc sở hữu chéo giữa công ty con và công ty mẹ bị nghiêm cấm thì lại không cấm những trường hợp sở hữu chéo còn lại.

Thay vì mò mẫm, thử và sai, Việt Nam có thể học hỏi các quốc gia đi trước và đã thành công.

Vì vậy, tại điều 193 dự thảo 7 Luật Doanh nghiệp sửa đổi (nhóm công ty mẹ - công ty con) tại khoản 5 nên bổ sung như sau:

- (5) Các công ty con trong cùng một nhóm công ty không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau trừ trường hợp sở hữu chéo không dẫn đến một công ty kiểm soát hoạt động của công ty kia.

- (7) Các nhóm công ty rơi vào trường hợp 4 hay 5 trong vòng 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện trên, phải (i) hoặc công ty con không còn nắm giữ cổ phiếu công ty mẹ, hoặc (ii) công ty mẹ tự nguyện giảm phần nắm giữ để không còn là công ty mẹ của công ty con nữa.

(1) Xem http://www.avcj.com/avcj/analysis/2260320/chaebol-crossshareholding-david-and-goliath

Theo Lê Nết - Thời báo Kinh tế Sài Gòn