• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật được chỉ định thầu

(Chinhphu.vn) - Một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình.

24/03/2015 08:02

Theo ông Lê Mai Thành Huy (lehuypy@...) tham khảo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Mục 1 Chương V Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 thì gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ thuộc hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, một giai đoạn một túi hồ sơ thông thường.

Theo Điều 55 của Nghị định này cần lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất để đánh giá và chọn đơn vị thực hiện.

Ngoài ra, công tác rà phá bom, mìn, vật nổ là công tác có tính chất đặc biệt nguy hiểm nên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị công binh chuyên trách và các doanh nghiệp quân đội có đủ năng lực thực hiện.

Theo nội dung Chương II Thông tư số 146/2007/TT-BQP ngày 11/9/2007 của Bộ Quốc phòng, tại Mục 4 có nêu: “Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng hoặc các Quân khu, Chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ để thực hiện và thanh, quyết toán”.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì công tác chỉ định thầu các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện công tác rà phá bom mìn là trách nhiệm của Bộ Quốc phòng hoặc các Quân khu thông qua quyết định giao nhiệm vụ và Chủ đầu tư chỉ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện hay Chủ đầu tư phải thực hiện lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất để đánh giá và chọn đơn vị (đã được Bộ Quốc phòng hoặc các Quân khu quyết định giao nhiệm vụ thực hiện rà phá bom mìn) trước khi ký kết hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp?

Trong trường hợp các đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ không đạt yêu cầu thì Chủ đầu tư lập báo cáo cho Bộ Quốc phòng hoặc các Quân khu để ra quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, doanh nghiệp khác được không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Điểm đ, khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định một trong các trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình.

Theo đó, đối với công tác rà phá bom mìn, vật nổ được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định nêu trên hoặc Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Quy trình chỉ định thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Chinhphu.vn