• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ quyền của người khuyết tật với các nước G7

(Chinhphu.vn) - Hội nghị Bộ trưởng G7 mở rộng về bao trùm và khuyết tật có ý nghĩa lịch sử khi lần đầu tiên Italia đưa ra sáng kiến thúc đẩy vấn đề người khuyết tật vào Chương trình nghị sự của G7. Ngoài các Bộ trưởng G7, nước chủ nhà Italia còn mời các Bộ trưởng đến từ 4 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

14/10/2024 15:45
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ quyền của người khuyết tật với các nước G7- Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi tặng quà các cháu thiếu nhi khuyết tật tại Trường Phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, nhận lời mời của bà Alessandra Locatelli, Bộ trưởng phụ trách Người khuyết tật Cộng hòa Italia, từ ngày 14-16/10, Đoàn công tác của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng về Bao trùm và Khuyết tật tại Italia.

Hội nghị Bộ trưởng G7 mở rộng về bao trùm và khuyết tật có ý nghĩa lịch sử khi lần đầu tiên Italia đưa ra sáng kiến thúc đẩy vấn đề người khuyết tật vào Chương trình nghị sự của G7. Đây sẽ là cơ hội để chia sẻ với G7 và các cơ quan, tổ chức liên quan về chiến lược và cam kết về người khuyết tật nhằm chống phân biệt đối xử và đảm bảo tất cả mọi người có quyền tham gia cuộc sống dân sự, xã hội, chính trị đầy đủ.

Ngoài các Bộ trưởng G7, nước chủ nhà Italia còn mời các Bộ trưởng đến từ 4 quốc gia khác bao gồm Chilê, Kenya, Tunisia và Việt Nam; Ủy ban Châu Âu (EC), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) và Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF).

Bộ trưởng phụ trách về Người khuyết tật Italia, bà Alessandra Locatelli đánh giá cao Việt Nam là nước có nhiều thành tích nổi bật trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật, có nhiều điểm tương đồng với Italia trong lĩnh vực này và sẽ có những chia sẻ góp phần vào thành công của hội nghị.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng G7 sẽ tập trung thảo luận về nhiều chủ đề liên quan đến người khuyết tật như: Bao trùm là ưu tiên trong chương trình nghị sự của các quốc gia; khả năng tiếp cận phổ quát và phòng chống, quản lý các tình huống khẩn cấp; cuộc sống tự lập và hòa nhập trong công việc; quyền của tất cả mọi người được tham gia đời sống dân sự, xã hội, chính trị đầy đủ; trí tuệ nhân tạo; thể thao và các dịch vụ cho tất cả mọi người. Dự kiến tại phiên bế mạc, Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố của các Bộ trưởng, gọi là Hiến chương Solfagnano.

TC