• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Vốn vay chính sách: Đòn bẩy giúp nhiều người dân Đà Nẵng thoát nghèo

(Chinhphu.vn) - Nhờ vốn vay chính sách, nhiều hộ đồng bào miền núi Đà Nẵng đã thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Từ trồng rừng, chăn nuôi đến kinh doanh nhỏ, họ từng bước cải thiện đời sống, góp phần đổi thay vùng cao.

16/12/2024 16:25
Vốn vay chính sách: Đòn bẩy giúp nhiều người dân Đà Nẵng thoát nghèo- Ảnh 1.

Từ 20 triệu vốn vay, gia đình ông Đinh Văn Nhom (người Cơ Tu, xã Hòa Phú) đã có cuộc sống ổn định từ việc chăn nuôi bò. Ảnh: VGP/Minh Trang

Nguồn vốn ưu đãi: Cầu nối đưa đồng bào vùng cao đến cuộc sống no đủ

Tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, ông Đinh Văn Nhom, người dân tộc Cơ Tu là một gương điển hình trong việc thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn vay chính sách. Trước khi tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, gia đình ông gặp nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp truyền thống, nhưng thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống.

Vào năm 2015, ông Đinh Văn Nhom vay Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hòa Vang 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi để mua 2 con bò sinh sản theo diện thoát nghèo. Ba năm sau, từ tiền bán bò, ông Nhom đã trả đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Sau khi vay vốn, ông học hỏi cách chăn nuôi khoa học từ các chương trình tập huấn và những người có kinh nghiệm, từ đó mang lại nguồn thu nhập ổn định. Đến nay đàn bò gia đình ông đã có gần chục con, mỗi năm xuất bán 2 - 3 con, thu về 60 - 80 triệu đồng.

Vốn vay chính sách: Đòn bẩy giúp nhiều người dân Đà Nẵng thoát nghèo- Ảnh 2.

Ông Chướng Vinh Sinh thoát nghèo từ mô hình trồng rừng. Ảnh: VGP/Minh Trang

Còn nói đến trồng rừng thì ông Chướng Vinh Sinh (người dân tộc Nùng, xã Hòa Phú, huyện Hòa Van) là một trong những người đi tiên phong. Vào những năm đầu thập niên 2000, ông Sinh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cách đây 5 năm, sau khi tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với đặc thù của địa phương, ông quyết định đầu tư vào trồng rừng, một hướng đi đầy tiềm năng.

Với số vốn vay ban đầu 20 triệu đồng từ NHCSXH huyện Hòa Vang cho đối tượng hộ nghèo, ông đã mua giống cây rừng chất lượng, chủ yếu là cây keo, một loài cây nhanh lớn, dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao. Ông cũng áp dụng các phương pháp canh tác khoa học để đảm bảo cây rừng phát triển bền vững.

Qua nhiều năm chăm sóc, vườn rừng của ông Chướng Vinh Sinh đã mang lại kết quả vượt ngoài mong đợi. Đến nay, khu rừng của ông đã có quy mô gần 5 ha với khoảng 10.000 cây. Cuối năm vừa rồi, ông đã thu hoạch lứa cây đầu tiên mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Vốn vay chính sách: Đòn bẩy giúp nhiều người dân Đà Nẵng thoát nghèo- Ảnh 3.

Đến nay NHCHXH huyện Hòa Vang đã triển khai 19 chương trình tín dụng cho. Ảnh: VGP/Minh Trang

Xây dựng thành phố đáng sống từ những nguồn vốn ý nghĩa

Huyện Hòa Vang, huyện nông thôn duy nhất tại TP. Đà Nẵng, có khoảng 9-10% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, chủ yếu là các dân tộc như Cơ Tu, Nùng, Tày và một số dân tộc khác sinh sống tại xã miền núi Hòa Phú, Hòa Bắc.

Đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhưng nhiều khu vực vẫn gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, chính vì vậy các chính sách hỗ trợ, giảm nghèo bền vững rất quan trọng đối với họ. Đặc biệt, NHCSXH TP. Đà Nẵng đã kịp thời hỗ trợ vốn vay, giúp bà con phát triển sản xuất, xây dựng nhà cửa, tạo việc làm, ổn định thu nhập, và cải thiện đời sống cho con em đi học.

Theo ông Đoàn Ngọc Cẩm, Giám đốc NHCSXH huyện Hoà Vang chia sẻ, hoạt động tín dụng CSXH trên địa bàn mang lại hiệu quả hết sức ấn tượng, giai đoạn 2014-2024 NHCSXH giải ngân cho vay hơn 1.700 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 34.400 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, nâng tổng số hộ còn dư nợ hơn 17.100 hộ.

Đặc biệt, tín dụng CSXH góp phần giúp 9.616 hộ vượt ngưỡng nghèo, 6.169 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 14.605 lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, 52.746 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng và cải tạo đạt chuẩn quốc gia; 142 hộ vay vốn xây nhà chống bão, 300 cán bộ công chức, lực lượng vũ trang… có thu nhập thấp vay vốn mua nhà ở xã hội, xây mới nhà ở.

Theo Văn phòng Huyện uỷ Hoà Vang, đến nay NHCSXH huyện đã triển khai 19 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ hơn 900 tỷ đồng, với trên 17.000 khách hàng còn dư nợ. Cùng với tăng trưởng, chất lượng tín dụng CSXH không ngừng nâng lên, nợ quá hạn, nợ khoanh giảm dần hàng năm, hiện chỉ tỷ lệ 0,01%/tổng dư nợ; nợ khoanh 48 triệu đồng tỷ lệ 0,01% trên tổng dư nợ.

Không riêng Hoà Vang, để phát triển và đẩy lùi cái nghèo, cái khó, chính quyền TP. Đà Nẵng dành sự quan tâm lớn cả về chính sách và nguồn lực, cùng với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân theo hướng bền vững. Các chương trình "5 không", "3 có", "4 an" (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội) được Đà Nẵng xây dựng và triển khai thực hiện, đến nay mang lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và tạo nên thương hiệu "Thành phố đáng sống" riêng có của Đà Nẵng.

Theo ông Đoàn Ngọc Chung, Giám đốc NHCSXH chi nhánh TP. Đà Nẵng, thời gian qua, nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh TP. Đà Nẵng đã được đầu tư đến 100% xã, phường, 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách xã hội...

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đà Nẵng, xây dựng thành phố "4 an"; thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Minh Trang