• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xả nước phục vụ sản xuất Đông Xuân đã đạt 1,41 tỷ m3

(Chính phu.vn) -Trong đợt 1 cấp nước đổ ải vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã xả 1,41 tỷ m3 nước phục vụ sản xuất.

11/01/2023 13:17
Các hồ chứa thủy điện đã xả 1,41 tỷ m3 nước phục vụ sản xuất Đông Xuân - Ảnh 1.

Trong đợt 1 lấy nước sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023, các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà đã xả trên 1,4 tỷ m3 nước phục vụ sản xuất

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), dòng chảy từ việc điều tiết từ các hồ chứa thủy điện đã đảm bảo yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước.

Để bảo đảm dâng mực nước cho hạ du, các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã tăng cường phát điện từ ngày 13h ngày 3/1/2023 (trước 2,5 ngay thời điểm bắt đầu lấy nước). Mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Hà Nội trong đợt 1 trung bình đạt 1,56 m, cao nhất đạt 1,92 m.

Mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội bị tác động mạnh của thủy triều nên việc duy trì mực nước ở mức trung bình 1,7 m không bảo đảm.

Tuy nhiên, dòng chảy đã bảo đảm yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước, đặc biệt là các công trình ở khu vực ảnh hưởng triều và các trạm bơm dã chiến. Mực nước được duy trì ở mức tương đối cao trước 1 ngày so với kế hoạch cũng hỗ trợ rất tích cực cho các công trình thủy lợi vận hành

Tổng cục Thủy lợi đánh giá các công trình lấy nước cố định chưa được đầu tư, sửa chữa nâng cấp như trạm bơm Trung Hà, Phù Sa (Hà Nội); các cống Cẩm Đình, Liên Mạc (Hà Nội), Long Tửu (tỉnh Bắc Ninh) không đủ điều kiện vận hành lấy nước. Tình trạng này thường xuyên diễn ra từ vài năm gần đây, kể cả khi các nhà máy thủy điện vận hành tối đa công suất phát điện.

Kết thúc đợt 1, diện tích có nước là 121.942 ha/498.709 ha, đạt 24,5% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Diện tích có nước cao hơn 3,4% so với cùng đợt năm 2021 (21,1%), nhưng thấp hơn các năm trước đó (năm 2020 là 54%, năm 2019 là 54,4%, năm 2018 là 29,5%). Dự kiến đến đầu đợt 2 lấy nước, tổng diện tích có nước sẽ đạt khoảng 35-40%.

Các hồ chứa thủy điện đã xả 1,41 tỷ m3 nước phục vụ sản xuất Đông Xuân - Ảnh 3.

Các trạm bơm vận hành tối đa công suất lấy nước phục vụ sản xuất - Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Theo Tổng cục Thủy lợi, các địa phương có tiến độ lấy nước tốt là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng và Hà Nam do tổ chức lấy nước sớm, các công trình thủy lợi đã được nâng cấp nên tiến độ lấy nước tương đối nhanh. 

Các địa phương Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên chủ yếu lấy nước để thau rửa hệ thống thủy lợi, tích nước trong hệ thống và chưa đưa nước lên ruộng do còn nhiều cây vụ Đông. Các địa phương này thường có tiến độ lấy nước rất nhanh nên sẽ hoàn thành lấy nước trong đợt 2.

Thành phố Hà Nội hiện chưa tập trung lấy nước vào ruộng do tập quán canh tác muộn và một số công trình thủy lợi chưa được nâng cấp, phải lấy nước bằng các trạm bơm dã chiến nên tiến độ lấy nước chậm. Đây cũng là địa phương thường xuyên chậm tiến độ so với các địa phương khác.

Đợt 2 lấy nước sẽ diễn ra trong 8 ngày, bắt đầu từ ngày 1/2 đến hết ngày 8/2/2023. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tăng cường vận hành phát điện tối đa công suất các tổ máy trước khoảng 2-3 ngày, dòng chảy được duy trì ở mức cao (mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,8-1,9 m tại Trạm thủy văn Hà Nội) nên các công trình thủy lợi sẽ có điều kiện thuận lợi để lấy nước.

Kết thúc đợt 2, phần lớn các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch lấy nước cho các diện tích phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ các hồ thuỷ điện.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ tiếp tục vận hành công trình đưa nước lên ruộng trong thời gian trước đợt 2 nếu điều kiện nguồn nước cho phép. 

Tổ chức vận động, hướng dẫn người dân thực hiện sớm việc làm đất để giữ nước trên ruộng, tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước. Tập trung phương tiện lấy nước để hoàn thành kế hoạch trong đợt 2.

Các địa phương đang có diện tích đủ nước thấp và nhiều diện tích khó cấp nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) cần rà soát các diện tích gieo cấy khả năng bị thiếu nước, lắp đặt các trạm bơm dã chiến và thực hiện các phương án bổ sung nguồn nước.

Toàn Thắng