• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra gay gắt trong nửa đầu tháng 3

(Chinhphu.vn) - Trong tháng 3, tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục diễn ra gay gắt, đặc biệt là từ ngày 11 đến 15.

02/03/2020 13:38
Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL trong tháng 3 ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5-20%, mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL không nhiều.

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3, đặc biệt là từ ngày 11 đến 15. Xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 2 và cùng kỳ tháng 3/2016, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Sau đó tình trạng này có xu thế giảm dần đến cuối tháng 3.

Riêng xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn duy trì ở mức cao tới cuối tháng 4, sau đó có khả năng giảm dần.

Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với tăng sử dụng nước trên các dòng, nhánh và trữ nước tại các đập khiến tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.

Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ khuyến cáo: Từ ngày 1 đến 5, do ảnh hưởng của kỳ triều cường thấp, các địa phương vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt. Đợt cao điểm từ ngày 6 đến 15, các địa phương hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.

Từ ngày 1 đến 10, xâm nhập mặn trên các sông Nam Bộ giảm dần đến ngày 5. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn so với tuần qua.

Từ mùng 6 đến mùng 10, xâm nhập mặn có xu thế tăng dần, độ mặn sẽ tăng cao trong ngày 10.

Từ 11-15/3, xâm nhập mặn tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất từ ngày 11 đến 13, sau giảm chậm. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức tương đương và cao hơn đợt xâm nhập mặn ngày 10 và 13/2 và cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể, chiều sâu ranh mặn 1 g/l: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 110-130 km; sông Cửu Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn từ 65-95 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn từ 60-65 km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn từ 60-67 km; sông Lớn phạm vi xâm nhập mặn từ 55-65 km.

Chiều sâu ranh mặn 4 g/l: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 87-110 km; sông Cửu Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn từ 55-60 km; sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn từ 68-78 km; sông Cổ Chiên phạm vi xâm nhập mặn từ 55-68 km; sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn từ 60-67 km; sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn từ 50-58 km.

Rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL: Cấp 2.

CM